Giải đáp các thắc mắc về kỷ luật Đảng và thủ tục xin ra khỏi Đảng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào công ty xin giấy phép, tôi có một số thắc mắc muốn nhờ công ty tư vấn giúp như sau: tôi vào Đảng từ năm 2015 sinh hoạt Đảng tại cơ quan. Đến đầu năm 2018, do sức khỏe không tốt nên tôi xin nghỉ việc và xin chuyển sinh hoạt đảng về địa phương. Tuy nhiên sau khi về địa phương thì tôi đã không nộp giấy tờ ra cơ quan xã phường. Vậy bây giờ tôi cần làm gì để xin ra khỏi Đảng và tôi có bị xử lý kỷ luật gì không vì tôi đã không nộp giấy tờ về xã như quy định ? Cảm ơn !

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Quy định 102-QĐ/TW

 

2. :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định 102-QĐ/TWnăm 2017 thì Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

– Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu, chỉ định, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đề cử, ứng cử, đi học, thi nâng ngạch, nâng lương, đi nước ngoài trái quy định.

– Chỉ đạo hoặc yêu cầu đề bạt, bổ nhiệm người có vi phạm, chưa hết thời hiệu bị kỷ luật hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

– Thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, thiếu trung thực, không khách quan.

– Cố ý không chấp hành quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, phân công công tác, nghỉ chế độ, theo quy định.

– Thực hiện việc thẩm định, tham mưu, đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, đi học, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu, ứng cử, khen thưởng người thân (bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột) không đúng quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

– Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu, đề xuất, thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển, điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn.

– Làm mất thẻ đảng viên không có lý do chính đáng hoặc sử dụng thẻ đảng viên sai mục đích; thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng không đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.

 

Dựa vào thông tin anh/chị cung cấp thì anh/ chị đã nhận được giấy chuyển sinh hoạt Đảng từ cơ quan về địa phương từ đầu năm 2018 nhưng anh/chị đã không nộp hồ sơ ra cơ quan có thẩm quyền như được hướng dẫn. Như vậy, ngoài bị khiển trách, đối với trường hợp này do đã quá 05 tháng anh/chị không thực hiện sinh hoạt Đảng tại nên theo quy định thì anh/chị sẽ bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên, cụ thể điều 8  về hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng quy định:

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau:

  • Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

  • Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên;

  • Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

  • Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;

  • Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Về thủ tục xin ra khỏi Đảng, căn cứ theo điều 11 có quy định như sau:

– Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng.

– Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ.

– Chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở xem xét, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền xét, quyết định cho ra khỏi Đảng và làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên.

– Đảng ủy cơ sở được ủy quyền , khai trừ đảng viên thì ra quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.

Đảng viên đã được cấp ủy có thẩm quyền quyết định cho ra khỏi Đảng, nếu có nhu cầu được cấp giấy xác nhận tuổi đảng thì cấp ủy có thẩm quyền xét, cấp “Giấy xác nhận tuổi đảng” cho những người đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính về hình thức kỷ luật Đảng viên, gọi:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *