Ghép lai tạo giống cây mới thành công thì đăng ký quyền tác giả thế nào ?

Giống cây trồng cũng là một quyền quan trọng trong sở hữu công nghiệp. Vậy, Luật Sở hứu Trí tuệ quy định như thế nào về bảo hộ giống cây trồng và một số vấn đề pháp lý liên quan sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp:

Mục lục bài viết

1. Lai tạo giống cây mới thành công thì đăng ký quyền tác giả thế nào ?

Thưa luật sư: Tôi ghép cây cùng họ với nhau tạo ra giống cây mới mà chưa có ai giống như vậy thì có được công nhận quyền tác giả giống cây mới đó hay không?

Mong nhận được lời tư vấn của luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Ghép lai tạo giống cây mới thành công thì đăng ký quyền tác giả thế nào ?

Luật sư trả lời:

Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Bộ phận Luật sư Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Vì câu hỏi bạn đưa ra cho chúng tôi khá ít thông tin, chúng tôi chưa thể khẳng định rằng bạn chắc chắn sẽ được công nhận quyền đối với giống cây mới đó.

Chúng tôi sẽ đưa ra một số điều kiện để cá nhân hoặc tổ chức được công nhận quyền đối với giống cây trồng, bạn có thể tham khảo.

Điều 158, Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Bạn có thể tham khảo Danh mục loài cây trồng dược Nhà nước bảo hộ tại .

Tính mới của giống cây trồng

Điều 159: Tính mới của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

Tính khác biệt của giống cây trồng

Điều 160: Tính khác biệt của giống cây trồng

1. Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

2. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

5. Tính đồng nhất của giống cây trồng

Điều 161: Tính đồng nhất của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.

Tính ổn định của giống cây trồng

Điều 162: Tính ổn định của giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

Tên gọi của giống cây trồng

Giống cây trồng bạn lai tạo ra là một thứ mới như cách bạn nhận định. Việc đặt tên cho giống cây trồng khiến giống cây trở thành một giống cây duy nhất.

Điều 193: Tên của giống cây trồng

1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.

2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;

b) Vi phạm đạo đức xã hội;

c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;

d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;

đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.

5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.

Thủ tục đăng ký quyền với giống cây trồng

Điều 164: Đăng ký quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

2. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:

a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;

b) Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này được hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

2. Cần làm gì để tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ?

Từ năm 2001, cứ đến ngày 26 tháng 4, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO và tất cả các nước thành viên tiến hành kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới với nhiều hoạt động và sự kiện có ý nghĩa. Những hoạt động và sự kiện này nhằm nâng cao sự hiểu biết của công chúng về và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích hoạt động sáng tạo và đổi mới.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là một cơ hội lớn để thu hút mối quan tâm của công chúng cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng tới các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng.

Mỗi năm, cứ gần tới ngày này, Tổng Giám đốc WIPO lại phát đi một thông điệp gửi tới tất cả các nước thành viên. Đồng thời, WIPO cũng gửi các tài liệu tuyên truyền khác tới các cơ quan chính phủ có thẩm quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các cơ quan khác có liên quan của các nước thành viên. Thông điệp của Tổng Giám đốc WIPO mỗi năm mang một chủ đề riêng. Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay với tiêu đề “Tôn vinh sự đổi mới, sáng tạo và khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ“. Thông điệp năm nay đặc biệt nhấn mạnh tới “quyền sở hữu trí tuệ” khi viết rằng: “Nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, chúng ta không chỉ tôn vinh sức mạnh vĩ đại của sự sáng tạo của nhân loại mà còn tôn vinh cả các quyền sở hữu trí tuệ đã giúp nuôi dưỡng và mở đường cho sức sáng tạo, làm cho nó trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội” và: “Nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới, chúng ta hãy bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với tất cả các nhà sáng tạo và các nghệ sỹ, dù lớn hay nhỏ, vì họ đã làm giàu cho cuộc sống của chúng ta bằng những thành quả của tư tưởng đổi mới và tầm nhìn sáng tạo của họ. Chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, các quyền sở hữu trí tuệ mà họ đã có được bằng tài năng cá nhân và tập thể của họ đáng được chúng ta khâm phục, tôn trọng và bảo vệ.

Điểm mấu chốt trong thông điệp năm nay của Tổng Giám đốc WIPO chỉ ra rằng, chúng ta phải tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan, bằng các hành động cụ thể, thực tế, chứ không thể chỉ bằng lý thuyết suông. Phải đi từ nhận thức đúng đắn đến ý thức thực thi nghiêm chỉnh. Có hiểu biết đầy đủ nhưng nếu thiếu ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ thì chúng ta cũng chẳng thể bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ. Trong mối quan hệ biện chứng của các quyền thì quyền sinh ra quyền, quyền này liên quan đến quyền khác. Vì vậy, hành vi tôn trọng và bảo vệ quyền của người khác cũng chính là hành vi thực hiện và bảo vệ cho quyền của chính mình.

Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế và thương mại đang diễn ra nhanh chóng, thể hiện bằng sự hội nhập quốc tế về thương mại và đầu tư ngày càng sâu của tất cả các nước, đòi hỏi một môi trường minh bạch, lành mạnh qua việc thực thi nghiêm chỉnh pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan. Mọi quan hệ song phương cũng như đa phương về kinh tế và thương mại giữa các nước ngày nay đều bị ràng buộc bởi các cam kết thực hiện quyền tác giả, quyền liên quan. Bảo vệ hiệu quả và sử dụng hợp pháp quyền tác giả, quyền liên quan của tất cả các chủ thể quyền, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết của tất cả các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và Internet đã làm nảy sinh nhiều thách thức mới trong công tác bảo hộ và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan. Nó cũng làm cho thuộc tính lãnh thổ của quyền tác giả và quyền liên quan giảm dần ý nghĩa để nhường chỗ cho thuộc tính toàn cầu của các quyền này. Chính vì vậy, các hoạt động của Việt Nam trên lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay tập trung vào bản quyền trong môi trường Internet, khuyến khích các trang web sử dụng hợp pháp các bản ghi âm, ghi hình trên Internet, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với tất cả các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan trong nước cũng như nước ngoài, đồng thời có các biện pháp cứng rắn đối với các trang web cố tình vi phạm bản quyền. Đã có 6 trang web ký hợp đồng với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam để được cấp phép sử dụng các bản ghi âm nhạc của các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là thành viên của Hiệp hội. Lễ cấp phép đã được tiến hành trọng thể vào ngày 19 tháng 4 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh. Song song với hoạt động khuyến khích việc sử dụng hợp pháp quyền tác giả, quyền liên quan trên các trang web, Cục Bản quyền tác giả đang phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các trang web vi phạm bản quyền ngừng ngay các hành vi vi phạm. Một hoạt động nữa nhằm hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là sự kiện Cục Xuất bản phối hợp với Cục Bản quyền tác giả và đối tác Thụy Điển tổ chức khóa tập huấn về pháp luật quyền tác giả và kỹ năng thực hiện quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản sách. Khóa tập huấn này được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 21 đến 23 và tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24 đến 26 tháng 4 năm 2008.

Đó là vài sự kiện có ý nghĩa thiết thực trên lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam hưởng ứng ngày 26 tháng 4 – Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới./.

(: biên tập)

3. Những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Thưa luật sư, xin hỏi: Những hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả?

Trả lời:

Những hành vi sau bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả:

Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Mạo danh tác giả.

Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.

Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.

Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT.

Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Xin giấy phép biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *