Gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì bị xử phạt như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Luật sư! Vợ em mang thai được 9 tháng, khám thai theo định kì và sự chỉ định của bác sĩ, thai khỏe mạnh bình thường. Ngày 5/1 vừa qua do cảm thấy thai ít cử động nên vợ chồng em vô bệnh viện khám, bác sĩ nói tim thai yếu và nhập viện theo dõi, qua ngày 5 và sáng ngày 6 đo tim thai vẫn yếu nhưng bác sĩ siêu âm lại nói thai khỏe mạnh bình thường.

Đến chiều ngày 6 con em bị chết lưu. Gia đình em rất hoàn cảnh, Giờ em muốn khiếu nại sự vô trách nhiệm của bác sĩ bệnh viện, yêu cầu bác sĩ làm rõ nguyên nhân con em mất em phải làm thế nào?

Em cảm ơn nhiều!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụccủa Công ty Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

– Bộ luật dân sự 2015;

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm này như sau:

+ Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm đến an toàn công cộng thuộc lĩnh vực y tế cũng như tính mạng, sức khỏe của người khác.

+ Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điều 259 Bộ luật hình sự. Hậu quả của tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác là thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của người khác. tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác hoàn thành khi một trong các dạng hậu quả trên xảy ra. Tuy nhiên, hành vi vi phạm các hoạt động y tế nói trên tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng người vi phạm đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà vẫn còn tiếp tục vi phạm thì cũng bị xử lý hình sự. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội này là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác với thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người khác.

+ Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả.

+ Chủ thể của tội phạm:

Là người có trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu như bạn chứng minh được bác sĩ đã siêu âm cho vợ bạn phạm tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự trích dẫn ở trên thì có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bác sĩ siêu âm cho vợ bạn.

Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe vợ bạn bị xâm phạm. Ngoài ra, vợ chồng bạn có quyền đòi bồi thường tổn thất về tinh thần do việc bị mất đi đứa con ruột thịt của mình.

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *