Gây thương tích 20% có bị khởi tố hình sự không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Pháp luật hình sự quy định tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự với tội danh cố ý gây thương tích và đối diện với nguy cơ bị phạt tù theo quy định của pháp luật. Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Gây thương tích 20% có bị khởi tố hình sự không?

Xin chào luật sư, em có một vấn đề muốn hỏi luật sư, chuyện là vậy: em trai em có xô xát với một người phụ nữ và có dùng chân tay làm thương tích vùng mũi gây sập xương sống mũi bà kia, giờ kết quả giám định trên 20% thì em trai của em sẽ bị mức án như thế nào vậy luật sư? Ở mức này liệu có ở mức án treo được không? Xin luật sư giải đáp giúp em với? Mong được sự hồi đáp nhanh nhất từ luật sư. Cảm ơn Luật sư!

Người hỏi: T.K.M

Luật sư tư vấn tội danh cố ý gây thương thích ?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Trong sự việc trên, em trai em có xô xát với một người phụ nữ và có dùng chân tay làm thương tích vùng mũi gây sập xương sống mũi bà kia, giờ kết quả giám định trên 20% do vậy hành vi của em bạn đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 134 nêu trên với khung hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Về việc có được hưởng án treo không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 65 thì:

“1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

Đồng thời, theo hướng dẫn tại Điều 2 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

– Có nhân thân tốt. Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của . Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của .

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo. Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, nếu em bạn em bạn có 3 tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng trên thì có đủ căn cứ để đề nghị Tòa án xét cho hưởng án treo.

>> Tham khảo ngay nội dung:

2. Trách nhiệm hình sự khi hai bên đều bị gây thương tích?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Em trai tôi có mâu thuẫn với một số người tại cơ quan. Hôm trước, họ đến nhà em trai tôi đem theo hung khí và xông vào chém em trai tôi 2 nhát gây thương tích, trong lúc bị chém, em trai tôi đã vơ được chiếc chĩa và đâm lại khiến một người bị thương, họ viết đơn tố cáo và em trai tôi bị bắt tạm giam.

Vậy tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp tôi: Em trai tôi có thể làm đơn tố cáo lại được không? Và em trai tôi có phải phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không? Cơ quan nào giám định tỷ lệ thương tật, và nếu em trai tôi có tỉ lệ thương tật 11% trở lên, còn họ có tỷ lệ thương tật là 31% thì em trai tôi có thể làm đơn tố cáo lại họ được không? Nếu có tỷ lệ thương tật cả hai bên như trên thì cả hai bên có bị truy tố trách nhiệm hình sự không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: H.G

Trách nhiệm hình sự khi hai bên đều bị gây thương tích ?

Luật sư tư vấn về tội cố ý gây thương tích, gọi số:

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 134 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và theo quy định tại Điều 135 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên42;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.”

Và cũng căn cứ theo Điều 155 về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Trong trường hợp này, em bạn có quyền khởi kiện lại vì hành vi cố ý của bên kia. Trong trường hợp em bạn gây ra cho bên kia thương tật với tỷ lệ 31%, và mình bị thương tật tỷ lệ 11% thì vẫn có quyền khởi tố bên kia với lý do cố ý gây thương tích.

Đồng thời, em bạn cũng phạm vào tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 Điều 135 . Em bạn sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Nếu cả 2 bên bị thương tật với tỷ lệ như trên chỉ bị truy tố trách nhiệm hình sự khi các bên khởi kiện, nếu các bên không khởi kiện thì sẽ chỉ cần bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

Cơ quan giám định thương tật:

Cũng căn cứ theo khoản 4 Điều 2 quy định:

“4. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.”

Như vậy khi cần giám định, người yêu cầu giám định có thể yêu cầu các cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên để giám định cho mình.

>> Xem thêm nội dung:

3. Tư vấn về hình phạt đối với tội gây thương tích?

Kính chào Xin giấy phép. Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Cách đây ít tháng bạn tôi có tổ chức đánh người. Bạn tôi và 3 người nữa đã dùng mã tấu tới nhà người khác để chém và bạn tôi đã bị công an bắt tạm giam ngay ngày hôm sau.

Về phần người bị hại qua thời gian điều trị giờ đã bình phục và bị tổn thương 11% sức khoẻ. Gia đình bạn tôi đã trả hoàn toàn tiện viện phí, thuốc men. Vậy nếu giờ người bị hại viết đơn xin bãi nại thì bạn tôi có được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn luật Xingiayphep !

Người gửi: PH Văn

Tư vấn về hình phạt đối với tội gây thương tích ?

>> Luật sư tư vấn:

4. Thuê côn đồ gây thương tích 11 % bị xử lý như thế nào?

Thưa Luật sư, năm 2014 ông A có cho bố em vay số tiền 30 triệu không có lãi suất. Sau đó, bố em đã trả cho ông A lần 1 là 20 triệu, lần 2 là 5 triệu đều có người làm chứng. Nhưng sau đó ông A nói rằng bố em chưa trả cho ông ấy lần nào và còn thuê một nhóm người đến đánh bố em gây thương tích 11%. Vậy luật sư cho em hỏi là ông A đòi bố em cả số tiền 30 triệu có đúng không? Việc ông A thuê người đến đánh bố em như vậy có vi phạm pháp luật? Mong sớm nhận được phản hồi từ phía luật sư. Xin cảm ơn!

Thuê côn đồ gây thương tích 11 % bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn vay ông A số tiền 30 triệu không có lãi suất. Sau đó, bố em đã trả cho ông A lần 1 là 20 triệu, lần 2 là 5 triệu đều có người làm chứng. Nhưng sau đó ông A nói rằng bố bạn chưa trả cho ông ấy lần nào. Như vậy, chỉ cần có người làm chứng cho bố bạn về việc đã trả cho ông A thì sẽ là căn cứ có lợi cho bố bạn để chứng minh rằng bố bạn đã thực hiện nghĩa vụ. Chỉ còn số tiền 5 triệu chưa trả thì mình sẽ trả cho ông A chứ không phải toàn bộ 30 triệu.

Về việc ông A thuê một nhóm người đến đánh bố bạn gây thương tích 11% thì có dấu hiệu của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo điểm h khoản 1 Điều 134 ,:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;”

Như vậy, gia đình bạn có thể yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự với ông A ra trước pháp luật và yêu cầu bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm. Cụ thể Điều 590 quy định:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

5. Khi bị người khác gây thương tích cần phải làm gì?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Người bị người khác gây thương tích cần phải làm gì? Mong luật sư giải đáp. Xin cảm ơn!

Người gửi: Tâm

bị thương

Trả lời:

Trong trường hợp này, người bị người khác gây thương tích cần được đưa đi chữa trị kịp thời và phải giám định tỷ lệ thương tật.

Tùy theo tỷ lệ thương tật giám định được và trường hợp cụ thể gây thương tích mà người gây thương tích phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 134, 135, 136, 137, 138, 139 ,. Người gây thương tích còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 590 và Điều 591 .

Để biết thêm chi tiết về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau:

6. Tội có ý gây thương tích phạt như thế nào?

Thưa luật sư, em có một thắc mắc như sau: Em tên D. Em bị đánh gây chấn thương sọ não phải thay sọ nhân tạo. Vào tối ngày 29/01/2019. Em có đi hát karaoke cùng với 5 người bạn. Vừa vào được 6 phút, em ra ngoài đi vệ sinh thì có một nhóm khoảng 7 người (em không quen biết) đánh em gây chấn thương sọ não (phải thay sọ nhân tạo).

Khi bạn em ra can do bị kích động và tự vệ nên em có lùa theo và đánh 2 người bên họ bị thương nhẹ. Mà công an làm việc lơ là lắm. Luật sư cho em hỏi là em phải bồi thường cho họ như thế nào và họ phải đền bù cho em như thế nào là hợp lý? Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi:. Le Dien

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Điều 22 , có quy định về vấn đề Phòng vệ chính đáng, cụ thể như sau:

“1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

Xét trong trường hợp này, bạn đã có hành vi phòng vệ chính đáng và nếu không vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì không phải là tội phạm. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bị nhóm 7 người đánh chấn thương sọ não còn bạn đánh trả 2 người bị thương nhẹ, tuy nhiên, chúng tôi không biết mức độ nhẹ như thế nào nên chúng tôi không khẳng định bạn là phòng vệ chính đáng hay đã vượt quá phòng vệ chính đáng. Điều 136 , có quy định:

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Do đó nếu hai người kia chỉ bị thương nhẹ dưới 31 % thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về vấn đề bồi thường: Trong trường hợp này sẽ xem xét đến yếu tố lỗi của hai bên mà mức độ thiệt hại để xác định mức bồi thường của bạn.nếu bạn hoàn toàn không có lỗi thì không phải bồi thường.

>> Về mức bồi thường chi tiết bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết sau:

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *