Gây thương tật 5% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư! Tôi có người em bị một nhóm thanh niên dùng dao bấm đâm lủng phổi cụ thể như sau: Em tôi cùng một người bạn vào quán ăn bún hơn 15ph; tiếp theo có nhóm thanh niên 3 nam 2 nữ cũng vào quán ăn trong trạng thái ngà ngà men. Em tôi có nhìn khi nhóm thanh niên này đi vào quán, một thanh niên cầm theo 1 cái ly qua bàn em tôi nói mày nhìn tau à và đập cái ly đó vào đầu em tôi

Do phía bên kia đông người em tôi và 1 người bạn bỏ chạy, nhóm nầy đuổi theo chụp áo kéo lại và rút dao bấm trong người đâm phía sau lưng em tôi gây thủng phổi, tràng dịch phải mổ để cấp cứu. Vừa qua em tôi được giám định y khoa tỉnh kết luận thương tật 5%;

Xin hỏi luật sư: Thủng phổi mà chỉ bị thương tật chỉ 5% có khách quan và đúng theo quy định của Nhà nước quy định không; có bị truy tố trước pháp luật không?

Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>> về tội danh theo luật hình sự gọi:

Trả lời

Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Hướng dẫn áp dụng một số Quy định của Bộ luật hình sự

Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 134 bộ Luật hình sự 2015:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

3. Về một số tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 104 của BLHS

3.1. Tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự:

“Dung hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

2. Về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự

2.1. “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

Căn cứ vào những quy định nêu trên thì hành vi gây thương tích đối với em của bạn đã cấu thành hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 134 của Bộ luật hình sự 2015 dù tỷ lệ thương tật của em bạn dưới 11 %. Bên cạnh đó, thì bạn có đề cập ” nhóm thanh niên 3 nam 2 nữ cũng vào quán ăn trong trạng thái ngà ngà men” tức khi thực hiện hành vi đâm em của bạn thì người gây thương tích đang ở trong tình trạng say do dùng rượi, tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì dù trong tình trạng như vậy mà thực hiện hành vi phạm tội thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 13. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Vậy, trong vụ việc này, người gây thương tích cho em bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Để quyền và lợi ích hợp pháp của em trai bạn được pháp luật bảo vệ thì bạn có thể gửi đơn tố giác tới một trong những cơ quan sau: cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân. Khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án thì họ sẽ tiến hành xác định tỷ lệ thương tật chính xác cho em của bạn. Còn việcthủng phổi mà chỉ bị thương tật chỉ 5% có khách quan và đúng theo quy định của Nhà nước quy định” hay không thuộc lĩnh vực chuyên môn về y tế, còn hiện nay trong văn bản pháp luật không có quy định cụ thể thủng phổi được xác định tỷ lệ thương tật là bao nhiêu bạn nhé.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự – Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *