Gây tai nạn làm chết 2 người bị phạt bao nhiêu năm tù?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi tên là N, nhờ luật sư cho tôi hỏi: Một người gây tai nạn làm chết 2 người trong khi người gây tai nạn đang bị tước giấy phép lái xe vì chạy quá tốc độ, lỗi hoàn toàn thuộc về người gây tai nạn thể hiện ở hiện trường là có 2 vết phanh mỗi vết dài gần 20m ở bên kia làn đường.

Mục lục bài viết

Trong khi không có đơn xin giảm án của gia đình tôi mà toà xử 3 năm tù treo, đã phúc thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh nhưng không thay đổi bản án. Vậy luật sư cho tôi hỏi toà xử như vậy có đúng với quy định của pháp luật chưa? Xe ô tô thì hết bảo hiểm dân sự. Bây giờ nhà tôi chưa nhận được bồi thường nào cả, tôi biết phải làm sao? Mong được tư vấn. cám ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

>>>Luật sư tư vấn Luật hình sự gọi:

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là như thế nào?

Toà án Theo thông tin bạn cung cấp thì người đó điều khiển phương tiện giao thông chạy xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, có lỗi trong việc gây thiệt hại cho tính mạng: làm chết 2 người thì hành vi này có dấu hiệu cấu thành Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 260, . Cụ thể các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, được hiểu là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ đã không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định pháp luật giao thông đường bộ.

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Lưu ý:

– Hậu quả được quy định chung với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Đây là các quy định mới so với BLHS 2009.

– Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông đường bộ là hành vi không thưc hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản

Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến trật tự, an toàn trong hoạt động giao thông đường bộ, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: – Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.

Chủ thể: – Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào tham gia giao thông đường bộ có năng lức trách nhiệm hình sự.

=> Như vậy người gây ra tai nạn giao thông dẫn đến chết ngừoi , 2 ngừoi chết thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này và đồng thời bên cạnh đó phải chịu trách nhiệm bồi thường về vật chất, khoản bồi thường về tinh thần, tiền mai táng, và tiền cấp dưỡng… cho phía bên ngừoi bị hại.

2.2 Khi nào thì được hưởng án treo?

Theo quy định của thì Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:Bị xử phạt tù không quá 03 năm, có nhân thân tốt, được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của .

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của .

Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Những trường hợp không cho hưởng án treo: Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm

=> Như vậy, nếu không đồng ý với phán quyết của Tóa Án bạn có thể làm đơn kháng cáo lên Tòa Án nhân dân cấp tỉnh/ thành phố để được giải quyết.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *