Gây tai nạn giao thông trong tình huống mất kiểm soát vì lý do sức khỏe thì bị xử lý như nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi tham gia giao thông ở Việt Nam thì tai nạn có thể đến với bất kỳ ai. Vậy, Người gây tai nạn giao thông bị mất kiểm soát vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: Lý do sức khỏe (bệnh lý), say rượu bia… sẽ bị xử lý như thế nào?

Mục lục bài viết

1. Gây tai nạn giao thông trong tình huống mất kiểm soát vì lý do sức khỏe thì phát luật xử lý như nào?

Xin luật sư tư vấn giúp đỡ tôi trong tình huống sau: Tôi là 1 người bị mắc bệnh do tổn thương não do bị xuất huyết não lúc mới sinh. Tình trạng khi phát bệnh nếu nhẹ thì bị hoa mắt chóng mặt, nếu nặng thì cơ thể bị co giật, bất tỉnh.

Ngày 15/12/2018, khi đang lái xe trên cầu Thanh Trì, Hà Nội theo hướng đi từ trung tâm thành phố đi ra ngoại thành trong điều kiện thời tiết tốt không mưa gió hay sương mù, khi đang lái xe tôi bị xuất hiện tình trạng chóng mặt mất kiểm soát, không tự chủ điều khiển được phương tiện và gây ra va chạm với 1 cặp vợ chồng trung tuổi đi cùng chiều. Khi tôi tỉnh lại, đã được sơ cứu tại chỗ, cảnh sát giao thông thu giữ bằng lái và lấy thông tin liên lạc, rồi cùng người bị thương bên kia được xe cứu thương đưa đến bệnh viện. Phát hiện tai nạn gây thương tổn dập lá lách, trong quá trình cấp cứu, bác sĩ phát hiện người kia bị sơ gan (do uống nhiều bia rượu) và được sự đồng ý của người nhà nên đã tiếp tục thực hiện phẫu thuật chữa trị bệnh sơ gan. Sau đó, có công an đến yêu cầu tôi trình bày lại sự việc và viết tường trình. Anh công an nói nội dung trình bày của tôi khớp với nội dung trình bày của bên kia và các nhân chứng. Tôi bị xác định là gây tai nạn giao thông do tầm nhìn bị cản trở.

Nếu không tự thỏa thuận thống nhất với bên kia dưới sự chứng kiến của bên công an, tôi sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Sau đó, tôi viết giấy xác nhận ủy quyền cho em họ tôi làm người đại diện tiếp tục làm việc với bên công an tại trụ sở công an quận (do tôi cũng bị thương ở chân khi xảy ra tai nạn, không thể tự đi lại trong thời gian dài). Công an đã gọi người đại diện của 2 bên gia đình tới làm chứng việc công an giám định phương tiện của vụ tai nạn, bao gồm xe máy của tôi và bên kia. Sau đó, người đại diện bên gia đình kia liên lạc qua điện thoại, lấy địa chỉ và dẫn khoảng 30 người mang theo hung khí đến chỗ ở người đại diện của tôi, đưa ra tờ đơn bao gồm toàn bộ viện phí, chi phí đi lại, chi phí ăn uống và các chi phí khác, kê lên tổng cộng hơn 89 triệu và sẽ tiếp tục tăng do người kia nằm viện. Tình huống đã được camera an ninh ghi lại. Thêm nữa, khoản phí 89 triệu (tiếp tục tăng) tôi cảm thấy là quá cao và không đồng ý bồi thường. Vì theo tìm hiểu, việc người kia bị thương và tiếp tục chữa trị nằm viện chữa trị do phẫu thuật chữa trị sơ gan không thuộc trách nhiệm của tôi. Tôi mong muốn được giải đáp một số vấn đề mà tôi thắc mắc:

1. Qua tìm hiểu trên mạng, tôi đọc có 2 lời giải đáp, phương tiện gây tai nạn bị tạm giữ sẽ được hoàn trả sau khi có giấy tờ xác nhận 2 bên đã thỏa thuận xong đền bù thiệt hại. Cũng có 1 quy định khác là phương tiện bị tạm giữ tối đa 30 ngày phục vụ điều tra và có thể gia hạn thêm tối đa 30 ngày nếu tình tiết vụ án phức tạp cần thu thập thêm thông tin. Vậy tôi muốn hỏi, cho đến nay là 33 ngày kể từ khi xảy ra tai nạn và tôi bị tạm giữ phương tiện cùng hang hóa kèm theo, tôi đã có thể lấy về chưa, khi mà tôi vẫn chưa đạt được thỏa thuận bồi thường với gia đình bên kia ?

2. Kết luận của bên công an, tôi gây ra tai nạn do tầm nhìn bị cản trở có phải là hoàn toàn đúng, tôi không chấp nhận yêu cầu bồi thường do số tiền quá lớn và không phù hợp với trách nhiệm của người gây tai nạn là tôi, thì tình huống này sẽ được xử lý như nào theo các quy định hiện hành của pháp luật, bao gồm cả việc xử phạt hành chính, bồi thường cho bên bị va chạm, và việc truy cứu trách nhiệm hình sự là có hay không?

3. Tôi thấy khi xảy ra tai nạn giao thông, bên bảo hiểm sẽ thanh toán 1 phần nào đó về viện phí và chi phí sửa chữa phương tiện giao thông bị hư hỏng tùy theo tình huống và nguyên nhân xảy ra tai nạn. Tôi đã mua bảo hiểm cho xe và vẫn còn trong thời gian có hiệu lực. Vậy thì tôi có thể yêu cầu hỗ trợ gì từ bên phía bảo hiểm không ?

Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ bên phía quý đoàn luật sư, trân thành cảm ơn.

Tôi gây tai nạn giao thông trong tình huống mất kiểm soát vì lý do sức khỏe thì phát luật xử lý như nào?

Luật sư giao thông trực tuyến – Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

1. Theo thông tin dữ liệu bạn đưa ra thì “Nếu không tự thỏa thuận thống nhất với bên kia dưới sự chứng kiến của bên công an, tôi sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” có nghĩa trong trường hợp này hành vi của bạn đã đủ điều kiện theo quy định tại Điều 260

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Nếu hành vi của bạn đủ cấu thành nên tội phạm quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 này thì phương tiện, giấy tờ,.. của bạn sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 106 , cụ thể:

“…3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật…”

Như vậy, việc có trả lại phương tiện, giấy tờ,… cho bạn hay không còn phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.

2. Điều 584 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường như sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trong trường hơp này bạn sẽ chỉ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những khoản thiệt hại mà bạn gây ra thôi. Những khoản thiệt hại không phải do bạn gây ra bạn hoàn toàn có quyền thương lượng với người yêu cầu hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

3. Nếu bạn không thuộc trường hợp loại trừ bảo hiểm theo quy định tại Điều 13thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường, cụ thể:

“Điều 13. Loại trừ bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.”

Hồ sơ yêu cầu bồi thường, bạn cần phải có những giấy tờ sau:

– Tài liệu liên quan đến xe, lái xe;

– Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản;

– Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.

>> Xem ngay:

2. Kiện tụng tai nạn giao thông thực hiện thế nào ?

Chào luật sư. Em tên là bình ở cần thơ. Hiện em đang gặp rắc rối về vấn đề kiện tụng. Sự việc như sau: khoảng 8 tháng trước tức là tháng 9/2018, lúc chạy xe về nhà e có va chạm với một cụ già 78 tuổi. Ông đi đúng luật nhưng do em sơ ý mất tập trung nên đụng phải. Sao khi gây tai nạn e liền đưa ông đến bệnh viện gần nhất thì chẩn đoán ông bị gãy khóp xương đuồi. Do kinh tế gia đình khó khăn nên em chỉ phụ nuôi và đóng góp 1/2 viện phi. Phần còn lại gia đình ông phụ giúp. Nhưng lúc đó gia đình ông không có than phiền gì. Sau 8 tháng gia đình ông tiến hành mổ lấy nẹp ra. Vì kinh tế khó khăn nên nhà em chỉ phụ người nuôi chứ không chia tiền. Nhưng gia đình ông không đồng ý và bắt gia đình em chịu toàn bộ tiền viện phí là 8 triệu. Và còn nói là sẽ kiện em ra tòa vì không hoàn thành trách nhiệm (trong khoảng thời gian tai nạn mới xảy ra gia đình ông bà đã tự làm giấy tờ, xác nhận nhân chứng và đưa lên công an nhưng không ký giấy thưa kiện. Chỉ gửi trên đó mà gia đình em không hay biết). Nay ông bà nói sự việc như vậy. Nên gia đình em đã trả số viện phí 8 triệu đợt mổ sau cho gia đình ông.

Vậy nay em muốn hỏi. Nếu gia đình ông muốn lật lạy vụ kiện thì em có phải chịu trách nhiệm hình sự không. Nếu có thì mức phạt như thế nào ? Cảm ơn!

– Binhb1300541

>> Xem ngay:

3. Mức xử phạt đối với người chưa có bằng lái xe gây tai nạn ?

Xin chào các luật gia. Tôi tên thơm đến từ thái nguyên hôm nay tôi có một số câu hỏi muốn hỏi các luật sư,rất mong các luật sư trả lời giúp tôi ạ. Cụ thể như sau: em trai tôi năm nay 25 tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Nhưng ngày13-06-2018 vừa qua có mượn xe của bạn đi và gây ra tai nạn giao thông. Chi tiết như sau; khi em tôi đang lưu thông trên đường,có một chiếc xe khách đỗ trả khách bên lề đường bên phải. Khi em tôi vượt xe khách đó với vận tốc khoảng 20km/h, thì có một em bé 6 tuổi chạy qua đầu xe ô tô và lao thẳng vào xe máy em tôi. Kết quả là xe em tôi bị đổ về phía bên phải và đè gãy chân cháu bé. Gia đình chúng tôi đã đưa cháu đi sơ cứu ở tram xá gần nhất, sau đó đưa cháu đi bó bột tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên. Hai bên gia đình không đi đến thống nhất. Sắp tới sẽ ra công an giải quyết. Vậy xin hỏi luật sư là trong trường hợp này em tôi sẽ bị xử phạt như thế nào ạ. Và xin hỏi câu thứ hai là; đối với cháu bé 6 tuổi như vậy khi sang đường không có người lớn đi cùng thì gia đình họ có phải chịu trách nhiệm gì không ạ ?

Rất mong nhận được hồi âm. Xin chân thành cảm ơn các luật sư rất nhiều.

– LAO THOM

>> Tham khảo nội dung:

4. Hướng dẫn bồi thường tai nạn giao thông đường bộ ?

Thưa luật sư: Cháu trai mình điều khiển xe máy chở em trai mình ngồi phía sau trên đường đi làm về va chạm với một xe máy khác đi ngược chiều hậu quả là cháu trai chết tại chỗ còn em trai tôi nhập viện, còn người lái xe máy kia bị xây xát nhẹ.

Công an kết luận: cả 2 bên đều bị lỗi, lỗi hỗn hợp. Xin nói thêm: khi khám nghiệm tử thi cháu tôi và em tôi có độ cồn trong người. Về phía gia đình tôi người bị thương em tôi nằm viện 2 ngày chụp CT 2 lần theo yêu cầu của bác sĩ các chi phí khoảng 7 triệu đồng. Người chết sau khi làm mai táng và tất cả các chi phí khoảng 33 triệu đồng. Người chết là lao động chính trong gia đình đi làm phụ hồ nuôi vợ và 1 con trai 5 tuổi. Gia đình cháu tôi đề nghị bên gây tai nạn bồi thường đúng số tiền mai táng cho cháu tôi nhưng bên gây tai nạn không đồng ý chỉ đồng ý bồi thường 15 triệu đồng và thách thức đưa ra tòa giải quyết. Hiện tại cháu dâu tôi không có công ăn việc làm và phải nuôi con nhỏ nên không có tiền để trả tiền chi phí mai táng cho chồng vì đã mượn trước của người ta. Xin hỏi: Khi ra tòa cháu tôi được bồi thường như thế nào? và người bị thương( em tôi) trước đây không đề nghị bồi thường, bây giờ khi ra tòa có được đề nghị bồi thường không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hướng dẫn bồi thường tai nạn giao thông đường bộ ?

, gọi:

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Về trách nhiệm của người gây tai nạn, do cháu trai của bạn chết tại chỗ khi xảy ra tai nạn. Căn cứ Điều 260

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo Điều 591 quy định:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trong trường hợp này cháu trai bạn cũng có lỗi do điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia. Phía Công an sau khi điều tra cũng có kết luận cả 2 bên đều có lỗi. Vì vậy theo quy định tại khoản 4 Điều 585 , người gây tai nạn kia chỉ phải bồi thường cho gia đình cháu trai bạn một phần thiệt hại tương ướng với mức độ lỗi của mình.

“4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Đối với em trai bạn, khi đề nghị bồi thường thì việc bồi thường và các chi phí bồi thường được xác định như theo quy định của pháp luật. Do trong trường hợp này, mặc dù em trai bạn có nồng độ cồn trong người. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện giao thông không phải em trai bạn. Như vậy người gây tai nạn kia sẽ phải bồi thường toàn bộ các do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 như sau:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

>> Xem thêm:

5. Xử phạt tai nạn giao thông đường bộ?

Thưa Luật sư! Em có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau: Em của em đi xe máy cùng chiều với một chiếc ô tô con; đến ngã tư không có đèn tín hiệu, không có vòng xuyến thì ô tô rẽ phải dẫn đến tai nạn, xe máy đâm vào cánh cửa phải của ô tô con; em của em bị chấn thương sọ lão và gãy một chân. Công an xác định lỗi xe ô tô là chuyển hướng thiếu quan sát, không nhường đường cho các phương tiện đi trên đường ưu tiên, còn lỗi xe máy là không giảm tốc độ khi đi đến đoạn đường giao nhau. Em muốn hỏi Luật sư trong trường hợp này mức độ sai phạm của hai bên là như thế nào và bị xử lý ra sao? (Cả hai bên đều có đủ giấy tờ khi tham gia giao thông) ?

Em xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Xử phạt tai nạn giao thông đường bộ?

, gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Tại Điều 24 có quy định về việc nhường đường tại nơi đường gia nhau như sau:

Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau

Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.”

Do tại nơi đó không có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì việc công an giao thông xác định việc gây tai nạn là lỗi do hai bên là có căn cứ. Lỗi của ô tô là chuyển hướng thiếu quan sát không nhường đường cho các phương tiện đi trên đường ưu tiên, lỗi của em bạn là không giảm tốc độ khi đi đến đoạn đường giao nhau.

Mức xử phạt cụ thể được quy định :

-Mức phạt của ô tô do chuyển hướng không nhường đường là: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

-Mức phạt của xe máy không giảm tốc độ khi đi đến đoạn đường giao nhau là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

>> Xem ngay:

6. Hiến kế hạn chế tai nạn giao thông – Nguyên nhân và giải pháp?

Tai nạn giao thông đang là một vấn nạn của xã hội tại Việt nam. Số lượng người chết, người bị thương do tai nạn đã ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của nền kinh tế. Xin giấy phép đưa ra một số giải đáp để khắc phục hậu quả trên:

Hiến kế hạn chế tai nạn giao thông - Nguyên nhân và giải pháp?

Một vụ tai nạn giao thông xe khách nghiêm trọng – Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

+ Từ phía cơ quan nhà nước.

Một là, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của các cấp còn nhiều thiếu sót, các cấp ủy đảng lại chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức đối với lĩnh vực công tác này.

Hai là, cơ sở hạ tầng được đầu tư không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của xã hội.

Ba là, công tác đào tạo, sát hạch lái xe một số nơi chưa thật sự nghiêm túc dẫn đến một số lái xe chưa thành thạo điều khiển phương tiện đã tham gia giao thông, gây mất an toàn giao thông; một số lái xe thiếu ý thức, đạo đức nghề nghiệp khi tham gia giao thông.

Bốn là, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của một bộ phận cán bộ chưa quyết liệt, không đảm bảo tinh răn đe, nhiều nơi còn xảy ra tiêu cực, thiếu nghiêm minh khi xử lý vi phạm cũng là nguyên nhân góp phần làm cho tình hình tai nạn giao thông thêm trầm trọng.

+ Từ phía người tham gia giao thông

Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn rất kém; tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia diễn ra phổ biến; nhiều đơn vị không chú trọng đến công tác bảo đảm an toàn giao thông.

+ Về pháp luật giao thông

Chế tài xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe dẫn đến tình trạng nhờn luật, thiếu tự giác, cố tình vi phạm pháp luật và gây ra tai nạn giao thông.

2. Giải pháp hoàn thiện

+ Về phía cơ quan nhà nước

Thứ nhất, phát động phong trào thi đua nâng cao ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Thứ hai, nâng cao quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông (tăng cường cưỡng chế xử lý vi phạm pháp luật an toàn giao thông, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện…).

Thứ ba, tăng cường quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý những điểm mất ATGT; tập trung giải toả hành lang ATGT trên các tuyến đường tỉnh, với việc giao Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính vi phạm hành lang ATGT đường bộ.

+ Về phía người tham gia giao thông

Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT (đa dạng hoá sản phẩm truyền thống, tuyên truyền sâu rộng đến cơ sở, xã, thôn; phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thống thông tin xuyên suốt từ tỉnh đến các địa phương, hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương được thông báo có công dân thuộc quyền quản lý vi phạm phải tiến hành kiểm điểm và có báo cáo lại với cơ quan thông báo…).

+ Về pháp luật giao thông

Nâng cao mức xử phạt các hành vi vi phạm giao thông sao cho đủ sức răn đe nhằm hạn chế thấp nhất việc vi phạm pháp luật giao thông, hạn chế tối đa tai nạn giao thông.

Trên đây là một số phân tích và nhận định của Xin giấy phép. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo hoặc phổ biến pháp luật.

Trân trọng./.

Bộ phận –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *