Gây tai nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các vụ tai nạn giao thông luôn là nỗi lo với những người gây tai nạn. Vậy, Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Gây tai nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?

Thưa luật sư, Cho em hỏi em là người đi bộ qua đường mà đường không có vạch người đi bộ qua không, không có đèn báo hiệu, cùng thời điểm đó có chiếc xe cơ giới đi làn ngược chiều nên em không thể qua đường và đứng bên làn này thì có chiếc xe gắn máy chạy tới và đã né em lao vào chiếc xe cơ giới và xe hư hỏng nặng. Nếu việc như vậy thì ai đúng ai sai ạ?

Mong được luật sư giải đáp giúp. Em xin cảm ơn ạ!

Gây tai nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?

Luật sư tư vấn luật Dân sự về bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, bạn đang đi bộ qua đường nhưng vì gặp chiếc xe cơ giới đi làn ngược chiều nên không thể qua đường được. Một chiếc xe gắn máy đi tới và vì tránh bạn mà xảy ra và chạm với chiếc xe cơ giới ngược chiều ở trên. Để xác định người nào đúng, sai trong trường hợp này cần xem xét các phương diện sau:

Thứ nhất, về hành vi của bạn – người đi bộ

Theo thông tin, bạn là người đi bộ qua đường tại nơi mà không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, không có đèn báo hiệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 thì đối với việc qua đường của người đi bộ thì:

“Điều 32. Người đi bộ

1, Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường

2, Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3, Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4, Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5, Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.”

Trường hợp 1: Bạn qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ ​

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được trích dẫn ở trên thì tại nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn qua đường đã chú ý quan sát, và không qua đường khi gặp xe ngược chiều, không an toàn. Như vậy, bạn đã tuân thủ đúng quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ và được xác định là không có lỗi trong việc gây ra vụ va chạm giữa xe gắn máy và xe cơ giới ngược chiều.

Trường hợp 2: Bạn qua đường ở nơi gần đó có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc có hầm đi bộ nhưng bạn không đi hoặc đi vượt qua vạch phân cách

Trong trường hợp này bạn đã có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 32 Luật giao thông đường bộ năm 2008 được trích dẫn ở trên. Và do hành vi vi phạm của bạn, người đi xe gắn máy vì tránh đâm vào bạn mà va chạm trực tiếp với xe cơ giới chạy ngược chiều. Do vậy, bạn được xác định là có lỗi gián tiếp trong việc gây ra vụ việc tai nạn giữa xe gắn máy và xe cơ giới nêu trên.

Thứ hai, về hành vi của người đi xe máy, và chiếc xe cơ giới đi ngược chiều:

Theo thông tin bạn không nói rõ vụ việc xảy ra cụ thể như thế nào, người đi xe gắn máy và người đi xe cơ giới có đi đúng làn đường, phần đường quy định, có vượt quá tốc độ cho phép hay không, có chú ý quan sát khi nhìn thấy bạn qua đường hay không. Do bạn không nói rõ, nên bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định. Tuy nhiên, hiện nay, khoản 4 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

… 4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.”

Do vậy xem xét trong trường hợp của bạn, nếu trong quá trình lưu thông trên đường, người điều khiển xe gắn máy và xe cơ giới nhìn thấy bạn đi bộ qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu nhưng không giảm tốc độ, không quan sát, không nhường đường cho bạn, dẫn đến việc vì tránh va chạm vào bạn mà xảy ra va chạm với nhau thì người điều khiển xe gắn máy, xe cơ giới ở đây vẫn được xác định là có lỗi trong việc gây ra tai nạn.

Từ những căn cứ nêu trên, để xác định chính xác ai là người có lỗi trong việc gây ra vụ việc tai nạn, gây hư hỏng nặng về tài sản thì bạn cần căn cứ vào biên bản kết luận điều tra của cơ quan công an về vụ việc này sau khi đã tiến hành khảo sát hiện trường vụ tai nạn, căn cứ vào lời khai của người làm chứng, của các bên trong vụ việc cũng như các chứng cứ khác có giá trị chứng minh. Bạn cần phối hợp với cơ quan điều tra để thực hiện việc điều tra, xác minh vụ việc tai nạn từ đó xác định chính xác ai có lỗi trong việc gây ra tai nạn này, xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra thiệt hại từ vụ việc tai nạn.

Cần lưu ý, các loại trách nhiệm mà người gây ra thiệt hại phải chịu trong một vụ việc tai nạn giao thông, gồm:

  • Trách nhiệm hình sự

Căn cứ quy định tại Điều 260 , được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 người tham giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1, Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…”

Căn cứ theo quy định tại Điều 260 sửa đổi, bổ sung năm 2017, thì việc xác định yếu tố lỗi, vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự khi vụ việc tai nạn giao thông này xảy ra hậu quả nghiêm trọng như làm chết người hoặc gây thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

  • Trách nhiệm dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 584, 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình

Như vậy, việc xác định người nào có lỗi trong việc gây ra tai nạn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe con người xảy ra.

  • Bị xử phạt hành chính:

Việc xác định người nào có lỗi trong việc gây ra tai nạn còn là căn cứ để xác định các bên trong vụ việc gồm bạn, người điều khiển xe gắn máy, người điều khiển xe cơ giới có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông nào không, từ đó căn cứ theo quy định tại Luật giao thông đường bộ năm 2008 và của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà cơ quan cảnh sát giao thông có quyết định xử phạt phù hợp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo ngay:

2. Tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và hư hỏng tài sản thì nguyên tắc đề bù ra sao ?

Xin hỏi luật sư, bạn của tôi điều khiển xe ô tô xảy ra tai nạn giao thông với xe ô tô khác, không gây thiệt hại về người, xe ô tô bị hư hỏng; cả 2 xe đều mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm tự nguyện (vật chất). Cơ quan công an kết luận là lỗi hỗn hợp cả 2 bên đều sai.

Xin hỏi, việc đền bù thiệt hại tài sản sẽ được cơ quan bảo hiểm 2 bên giải quyết như thế nào, nguyên tắc đền bù ra sao và được quy định tại văn bản pháp luật nào.

– Ngoc Tam Cao

Căn cứ Điều 13 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới thì nguyên tắc bồi thường khi xảy ra tai nạn được quy định như sau:

Điều 13. Nguyên tắc bồi thường

1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.

2. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.

3. Mức bồi thường bảo hiểm:

a) Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa chủ xe cơ giới và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba thì mức bồi thường bảo hiểm về người đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như mức bồi thường đối với thiệt hại về tài sản khi xảy ra tai nạn sẽ phụ thuộc vào xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Mức trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư 22/2016/TT-BTC được xác định như sau: Số tiền tối đa chi trả đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn (trước đây là 70 triệu đồng/vụ tai nạn).

Mặt khác, căn cĐiều 12 Thông tư 22/2016/TT-BTC, bạn cần lưu ý các trường hợp loại trừ bảo hiểm, tức là doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

3. Tai nạn giao thông trên đường đê dẫn đến chết người do va chạm với mô tô đi ngược chiều ?

Anh trai tôi tham gia giao thông trên đường đê, đi ở giữa đê, quá trình đi có một xe mô tô khác đi ngược chiều do cả hai không chú ý nên khi gần tới nơi mới phát hiện ra và người điều khiển xe máy đi ngược chiều với anh trai tôi đã tránh sang bên trái theo chiều đi của anh ta và ngã xuống sườn đê. Hậu quả người điều khiển phương tiện đi ngược chiều với anh trai tôi bị chết, anh tôi không bị làm sao và cũng không va chạm với xe mô tô đi ngược chiều bị tai nạn. Xin hỏi luật sư anh trai tôi có bị xử lý hình sự không ?

Cảm ơn luật sư!

– Hoàng Văn Thạch

Việc có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh trai của bạn hay không thì cần phải xem xét các yếu tố sau: anh trai bạn có vi phạm quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 không, có lỗi hay không, hành vi vi phạm của anh bạn có phải nguyên nhân dẫn đến thiệt hại hay không… Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn tham gia giao thông nhưng do không chú ý nên khi gần tới nơi mới phát hiện ra có người điều khiển xe máy đi ngược chiều. Do người này tránh anh trai bạn nên đã ngã xuống sườn đê và tử vong. Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng, anh trai bạn có đi đúng tốc độ, đúng làn đường, có sử dụng rượu bia, chất kích thích khi lái xe hay không? Tuy nhiên, căn cứ Điều 17 Luật an toàn giao thông đường bộ năm 2008 có thể xác định anh trai bạn và cả người lái xe kia đều đã vi phạm quy định về an toàn giao thông do không chú ý quan sát, vi phạm quy định về tránh xe ngược chiều như sau:

1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.

2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:

a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;

b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;

c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.

Như vậy, khi có xe đi ngược chiều, người điều khiển xe phải chú ý quan sát, giảm tốc độ và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình. Nếu đường hẹp thì xe nào gần chỗ tránh hơn phải tránh vào vị trí tránh nhường đường cho bên kia. Thông tin bạn cung cấp chưa rõ, chưa đầy đủ nên chưa thể kết luận chính xác anh trai bạn có hành vi vi phạm và có lỗi hay không. Việc xác định vấn đề này sẽ căn cứ vào biên bản kết luận điều tra của cơ quan công an về vụ việc này sau khi đã tiến hành khảo sát hiện trường vụ tai nạn, căn cứ vào lời khai của người làm chứng, của các bên trong vụ việc cũng như các chứng cứ khác có giá trị chứng minh. Anh trai bạn cần phối hợp với cơ quan điều tra để thực hiện việc điều tra, xác minh vụ việc tai nạn từ đó xác định chính xác mức độ lỗi của các bên trong việc gây ra tai nạn này.

Nếu anh trai bạn chưa thực hiện đúng, đầy đủ quy định nêu trên khi tránh xe ngược chiều; có lỗi dẫn đến hậu quả chết người, anh trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng….

>> Xem ngay:

4. Bồi thường tai nạn giao thông khi người bị thiệt hại có lỗi ?

Thưa luật sư! Tôi điều khiển xe máy tham gia giao thông và gây tai nạn với 1 người điều khiển xe máy đi ngược chiều với tôi (người đàn ông kia đi trái đường và bị cụt 1 bên tay trái), sau đó tôi và người ngồi sau có tham gia đưa người bị nạn tới viện cấp cứu (bị giập xương bánh chè)tôi cũng có đến viện thăm hỏi tình hình sức khỏe của người bị tai nạn.Vậy tôi có phải bồi thường cho người bị nạn không ?

>>

Trả lời:

Chào bạn cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Qua những gì bạn trình thì việc gây tai nạn giao thông thì việc bồi thường thiệt hại sẽ tuân theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu trường hợp của bạn thỏa mãn được những điều kiện sau:

Thứ nhất: Có hành vi vi phạm pháp luật, có nghĩa là bạn thực hiện hành vi vi phạm một trong những quy định của pháp luật dẫn đến hậu quả người kia bị thiệt hại về sức khỏe.

Thứ hai: Có thiệt hại xảy ra trên thực tế. Thiệt hại xảy ra trên thực tế chính là người kia bị giập xương bánh chè. Bên cạnh đó, việc người kia bị giập xương bánh chè là hậu quả trực tiếp của việc bạn có hành vi vi phạm pháp luật

Thứ ba: Có lỗi. Điều kiện này được thể hiện qua việc người có hành vi vi phạm pháp luật phải có lỗi, lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Chỉ khi việc tai nạn giao thông hoàn toàn là do lỗi của người kia thì bạn mới không phải bồi thường thiệt hại cho họ căn cứ vào quy định tại điều 585

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Theo quy định trên, trong vụ việc của bạn nếu người bị thiệt hại kia đi ngược chiều với bạn cũng có lỗi thì bạn cũng chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong đó, việc bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm những chi phí được quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Do trong nội dung yêu cầu tư vấn bạn không trình bay cụ thể việc bạn gây tai nạn giao thông có lỗi hay không và người bị thiệt hại có lỗi hay không nên tùy từng trường hợp cụ thể có thể bạn sẽ phải bồi thường tất cả các chi phí trên hoặc bồi thường 1 phần chi phí hay có thể không phải bồi thường căn cứ vào việc gây ra thiệt hại như vậy có lỗi của người bị thiệt hại hay không.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>> Tham khảo ngay:

5. Gây tai nạn giao thông phải bồi thường những gì ?

Kính chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Vào khoảng 21h ngày 19/6/2015 chồng tôi đang ngồi ở cửa nhà thì bị chiếc xe tải mang biển số 34c-05046 đâm vào. Hậu quả làm đổ cả cửa nhà tôi và chồng tôi bị thương rất nặng phải cưa 1/3 đùi trái, gãy phần đùi còn lại và gãy cả đùi phải, gám định pháp y ngày 6/8/2015 là 78% sức khoẻ.

Người lao vào chồng tôi lại không phải là lái xe (chưa có bằng lái) mà chỉ là người làm công nhân cùng với người chủ xe. Người đó khai là thấy xe vẫn mở cửa và chìa khoá vẫn cắm ở xe nên đi. Còn chủ xe sau khi tai nạn xảy ra thì họ báo với công an là xe bị mất cắp. Hiện tại đến ngày 27/11/2015 cả hai phía chủ xe và người gây tai nạn cho chồng tôi vẫn chưa đến thăm hỏi và bồi thường thiệt hại. Sau khi tai nạn xảy ra tôi đã làm đơn đến công an huyện. Ngày 18/8/2015 có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Gia đình tôi hỏi thì công an bảo vẫn đang điều tra và vụ án này được điều tra 4 tháng. Công an đã trả xe cho chủ xe mà không thông báo cho gia đình nhà tôi biết, chỉ khi lên hỏi thì công an bảo trả rồi.

Vậy tôi xin hỏi luật sư một số điều sau:

1- Người lái xe gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì với gia đình tôi và pháp luật ?

2- Với thương tích như vậy thì thời hạn điều tra của công an là 4 tháng là đúng hay sai?

3- Với việc trốn tránh trách nhiệm của những người gây tai nạn cho chồng tôi thi tình tiết tăng nặng như thế nào?

Tôi rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm của người gây tai nạn, Căn cứ điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì người lái xe gây tổn hại 78% sức khỏe của chồng bạn, đồng thời không có Giấy phép lái xe cho nên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ theo Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sư 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức hình phạt từ 3 – 10 năm

Ngoài ra, người lái xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn dựa trên thiệt hại thực tế họ đã gây ra do hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ như sau:

1. Thiệt hại về tài sản bị mất mát, hư hỏng bao gồm các khoản tiền bồi thường thiệt hại như sau:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, bao gồm các khoản tiền bồi thường như sau:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

e) Tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thứ hai, về thời hạn điều tra của cơ quan công an. Theo như phân tích ở trên thì người lái xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ với mức hình phạt cao nhất là đến mười năm tù thì theo Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017 đây là tội phạm rất nghiêm trọng. Căn cứ vào Điều 172 Luật tố tụng hình sự 2015:

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra

Vậy, trong trường hợp này là tội phạm rất nghiêm trọng nên cơ quan công an điều tra trong 4 tháng là đúng quy định pháp luật.

Thứ ba, việc trốn tránh trách nhiệm của người gây tai nạn có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không thì căn cứ vào Điều 52 Bộ luật hình sự sửa đổi 2015 thì:

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc17 người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc18 tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn hoặc19 phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiu người đphạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Vậy căn cứ vào quy định trên thì việc trốn tránh trách nhiệm không phải là cơ sở để tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên khi bị kết án thì người phạm tội sẽ không có được sự khoan hồng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự do sự trốn tránh, không hợp tác điều tra của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem ngay:

6. Tư vấn xóa án tích khi gây tai nạn giao thông ?

Chào luật sư! Em có câu hỏi về xoá án tích mong các luật sư tư vẫn giải đáp giúp em: Năm 2005 em đi xe máy và gây tai nạn giao thông và toà án xử phạt em 24 tháng án treo. Nhiều người trong gia đình em nói là đi xuống xin xoá án tích không sau này ảnh hưởng đến con cái. Vậy cho em hỏi án của em có phải xoá án tich không?

Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo Điều 70 2017 quy định trường hợp Đương nhiên được xoá án tích như sau :

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cm hành nghề hoặc làm công việc nht định, tước một số quyn công dân mà thời hạn phải chp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

Như vậy, Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày bạn chấp hành xong hình phạt trên, bạn sẽ được đương nhiên xóa án tích. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đến Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi có hộ khẩu thường trú để làm và xin cấp phiếu lý lịch tư pháp.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *