Gây tai nạn giao thông do biển báo giao thông lỗi có bị xử phạt không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Biển báo giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xác định lỗi của các phương tiện đi vào đường cấm, đường ngược chiều… trong một số trường hợp biển báo giao thông bị lỗi (hỏng, chưa được thay thế) thì trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông trong vấn đề này như thế nào ?

Mục lục bài viết

1. Gây tai nạn giao thông do biển báo giao thông lỗi có bị xử phạt không?

Thưa luật sư, Vừa qua em có điều khiển 1 chiếc ô tô qua vòng xuyến, tại hướng đường em đi có lắp đặt biển báo đi theo vòng xuyến, nhưng các bên còn lại không có, do đó em đã va phải 1 chiếc ô tô khác Vậy cho hỏi em có bị xử phạt theo luật định và bị khởi tố không?

Cảm ơn!

>>

Trả lời:

Điều 24 quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau:

“Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.”

Theo quy định của pháp luật thì không ai bị xử phạt hành chính (hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự) khi không có hành vi vi phạm (cấu thành tội phạm). Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn chứng minh được bạn đã chấp hành đúng theo chỉ dẫn biển báo hiệu và không có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ thì bạn sẽ không bị xử phạt hành chính. Còn đối với việc biển báo hiệu giao thông bị sai thì bạn phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để họ kịp thời xử lý.

>> Xem ngay:

2. Xe bị tai nạn giao thông khi nào thì lấy lại được ?

Cháu bị tai nan giao thông nhưng không có lỗi cháu chở bạn cháu do xe bị nổ lốp nên cháu và bạn bị thương nặng. Hiện tại xe cháu bị phong phòng cảnh sát giao thông địa phương khác tạm giữ. Cháu muốn lấy xe nhưng cháu không lấy được vì cháu phai nằm viện với bạn dài ngày cháu muốn nhờ thân nhân lấy hộ nhưng cảnh sát giao thông ở đó không giải quyết, họ nói phải có 2 người bị tại mới giải quyết thì mới lấy xe được. Nhưng cháu và bạn tạm thời không xuất viện được mà phải đợi mấy tháng sau mới được xuất viện. Luật sư cho cháu hỏi nếu trong thời gian dài cháu và bạn chưa thể xuất viện thì có cách nào cho cháu lấy xe được ạ ?

Cháu cảm ơn luật sư.

>> Tham khảo ngay:

3. Tai nạn giao thông gây chết người thì số tiền bồi thường khoảng bao nhiêu ?

Tiền bảo hiểm của xe tải đâm ông em chết người khoảng bao nhiêu ngày giải quyết và số tiền đó khoảng bao nhiêu. Bảo hiểm có lên tận nhà bàn giao số tiền ấy hay là qua trung gian ạ. E cảm ơn ạ. Mong được hồi âm sớm nhất ạ.

– T.Y

>> Xem ngay:

4. Tư vấn về trách nhiệm của người lái xe gây tai nạn giao thông cho một bé gái ?

Kính chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp như sau: Tôi là tài xế cho công ty taxi (đang trong ), vừa qua tôi đang chay xe taxi thì xảy ra va chạm với một bé gái đi xe đạp điện. Sau khi xảy ra tai nạn tôi đã đưa nạn nhân đi cấp cứu và lo hoàn toàn viện phí cho nạn nhân. Hiện tại bé gái đó đã xuất viện về nhà.

Vậy tôi có phải chịu những khoản phí nào khi để sữa chữa xe taxi? Có được bảo hiểm thanh toán lại tiền viện phí cho nạn nhân và có được bảo hiểm chi trả tiền sữa chữa xe taxi 100% hay không?, Khi đến lấy lời khai ở cơ quan công an, tôi và bé gái đó nên khai như thế nào để có lợi cho cả hai bên. Ngoài ra, tôi sẽ bị giữ bằng lái bao lâu nếu chạy cho phép?,

Tôi xin chân thành cám ơn.

Người gửi: N.K.L

Tư vấn về trách nhiệm của người lái xe gây tai nạn giao thông cho một bé gái ?

Trả lời:

4.1. Chi phí sửa xe

Căn cứ Điều 40 , về Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản

“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”

Theo đó, nếu công ty đã ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản (xe taxi) thì có tai nạn và tổn thất xảy ra thì phía công ty bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm. Mức bồi thường sẽ phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm quy định.

Cụ thể, căn cứ Điều 46 , về Căn cứ bồi thường

“1.Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảohiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thờiđiểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mứcđộ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.”

“Điều 41. Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó”

Trong trường hợp công ty không mua bảo hiểm tài sản thì khi xảy ra tổn thất, trách nhiệm sửa chữa này sẽ phụ thuộc vào hợp đồng thử việc giữa anh và công ty, quy định ai là người chịu trách nhiệm về chi phí này. Nếu không có thỏa thuận thì chi phí này sẽ do người gây ra tai nạn chịu.( Tức người có lỗi trong việc gây ra tai nạn).

4.2. Bảo hiểm thanh toán lại tiền viện phí cho nạn nhân

Căn cứ Điều 52 , về Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của ngườiđược bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.”

Điều 53.Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu ngườiđược bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ batrong thời hạn bảo hiểm.

2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiềnbồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, công ty bảo hiểm sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bé gái mà anh đã gây ra tai nạn trong giới hạn số tiền bảo hiểm mà công ty bên anh đã mua..

4.3. Lời khai tại cơ quan công an

Khi đến lấy lời khai ở cơ quan công an, anh và bé gái đó nên khai như thế nào để có lợi cho cả hai bên. Theo tôi, trước cơ quan công an, anh và bé gái nên trình bày đúng sự thật, phản ánh đúng thiệt hại xảy ra là do hành vi tai nạn giao thông.

4.4. Giữ Giấy phép lái xe

Căn cứ Điều 5 : thì với hành vi chạy quá tốc độ sẽ không bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

>> Xem ngay:

5. Tư vấn cách giải quyết tai nạn giao thông đường bộ dành cho làn đường ô tô ?

Thưa luật sư! cho em xin hỏi tại tuyến đường QL32 thuộc khu vực huyện phúc thọ hà nội, trên đường có vạch phân chia làn đường làm 3 làn, 2 làn to ở giáp giải phân cách làn ngoài cùng giáp vỉa hè.

Khi em điều khiển xe máy đi vào tuyến đường đó thì bị công an giao thông vẫy dừng lại và phạt em về vi phạm lấn làn đường, cảnh sát giao thông nói đó là làn đường dành cho người đi bộ và xe đạp, vậy cho em hỏi xe máy phải đi vào làn đường nào cho đúng quy định ? vì theo em nghĩ 2 làn đường to là dành cho ô tô.

Em xin cảm ơn !

Tư vấn cách giải quyết tai nạn giao thông đường bộ dành cho làn đường ô tô ?

Trả lời:

Điều 13 quy định:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Như bạn trình bày thì tuyến đường QL32 thuộc khu vực huyện Phúc Thọ, Hà Nội, trên đường có vạch phân chia làn đường làm 3 làn, 2 làn to ở giáp giải phân cách làn ngoài cùng giáp vỉa hè. Do đó, người đi bộ tham gia giao thông trên vỉa hè. Việc cảnh sát giao thông nói làn ngoài cùng là làn đường dành cho người đi bộ và xe đạp là chưa chính xác. Tuy nhiên, khi tham gia giao thông trên tuyến đường có phân làn đường thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

– Vạch liền trắng thể hiện phân cách làn giữa xe có động cơ và xe không có động cơ (hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy).

– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Do đó, trên tuyến đường này, người đi bộ sẽ tham gia giao thông trên vỉa hè. Người đi xe đạp đi trên làn đường giáp vỉa hè. Người đi xe máy đi làn đường bên trái làn đường dành cho xe đạp. Như vậy, khi tham gia giao thông, bạn lưu ý đi theo những quy định nêu trên.

>> Xem ngay:

6. Cách xác định lỗi và trách nhiệm của các bên công an bảo hiểm trong tai nạn giao thông?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: vào hồi 21 giờ ngày 07/06/2018, tôi lái xe con đi trên đường thành phố, chuẩn bị rẽ trái, trước khi rẽ đã quan sát phía trước không vướng gì, phía sau có 2 đèn xe ô tô cách tôi khoảng trên 200m.

Cách điểm rẽ khoảng 20m tôi giảm tốc độ đến khoảng 5Km/h, xe đi cách lề phải khoảng 3m, bật đèn xin đường và từ từ đánh lái, đến cách điểm rẽ khoảng 5m, thì bất ngờ 1 xe máy từ phía sau tông vào đít xe tôi, vết tông cách phía trái đít xe khoảng 30cm, xe máy đi tốc độ khoảng trên 60km/h, không có hiện tượng phanh.
Công an đo đạc hiện trường, vết bánh xe xa nhất là 6,8m, mặt đường rộng 14m (tức là xe tôi vẫn bên phần làn đường bên phải), thử bằng không, giấy tờ đầy đủ, xe chính chủ. Theo biên bản hiện trường của công an, công an đã khám xe và chụp ảnh vết xe bị tai nạn.
Xin hỏi Luật sư.
– Xe nào (ai) sai?
– Công an được phép giữ xe và giấy tờ tối đa là bao nhiêu ngày khi mà 2 bên không thương lượng được?
– Nếu không có bên nào kiện cáo, thì cảnh sát giao thông xử lý thế nào, bao lâu phải thụ lý hồ sơ và tòa xét xử?
– Công an có quyết định được bên đúng sai không, và nếu mình không thỏa mãn thì sẽ phải làm thế nào?
– Nếu mình đúng công an xử mình sai thì Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đền thay mình không?
– Hiện tại người đi xe máy đang nằm viện, vì thủng ruột phải mổ để vá và bị nhiễm trùng vết mổ, thời gian người bị đau nằm viện có ảnh hưởng đến thời gian giữ xe và giấy tờ không?
Rất mong nhận được giải đáp từ luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn

Người gửi: L.D.H

Cách xác định lỗi và trách nhiệm của các bên công an bảo hiểm trong tai nạn giao thông ?

Luật sư tư vấn luật dân sự, giao thông trực tuyến, gọi số:

Trả lời:

6.1. Xác định lỗi trong tai nạn giao thông

quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ có quy định như sau:

Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới

Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

60

50

Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ

Tốc độ tối đa (km/h)

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên

Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.

90

80

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.

80

70

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.

70

60

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.

60

50

Theo quy định trên có thể thấy dù xe mô tô có tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư hay ngoài khu vực đông dân cư thì tốc độ tối đa cho phép cũng không được vượt quá 60 km/h. Như vậy, theo như bạn trình bày thì chiếc xe máy đâm vào xe bạn đi với vận tốc trên 60 km/h nên trong trường hợp này người sai là người điều khiển xe máy.

6.2. Về việc giữ giấy phép lái xe, thời hạn giữ giấy phép lái xe

Khoản 6 và khoản 8 quy định:

“6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn tạm giữ xe và giấy tờ là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

6.3. Xử lý hành chính vụ tai nạn giao thông

Để xác định tai nạn giao thông là vụ án hành chính hay vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền phải làm rõ các tình tiết của vụ tai nạn thông qua trình tự sau:

– Nhận tin và xử lý tin báo về tại nạn: Khi nhận được tin báo có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, cán bộ, chiến sỹ nhận tin phải hỏi rõ để ghi vào sổ nhận tin và báo cáo ngay vụ tai nạn giao thông đường bộ cho lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị biết. Lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị khi nhận được báo cáo phải xử lý như sau:

+) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để tổ chức lực lượng cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tỏa ùn tắc giao thông.

+) Khi xác định vụ tai nạn giao thông có người chết (tại hiện trường hoặc trên đường đi cấp cứu) thì phải báo ngay cho đơn vị Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thụ lý điều tra. Vụ tai nạn giao không có người chết tại hiện trường thì phải cử ngay cán bộ, chiến sỹ hoặc báo ngay cho đơn vị Cảnh sát giao thông thụ lý điều tra.

– Cảnh sát giao thông hoặc các lực lượng Cảnh sát khác đến nơi xảy ra tai nạn giao thông. Khi đến cần làm ngay những việc sau:

+) Tổ chức cấp cứu người bị nạn: Đánh dấu vị trí người bị nạn trước khi đưa đi cấp cứu, với người bị nạn đã chết thì đánh dấu và che đậy nạn nhân. Trường hợp người bị nạn đã chết có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến sự đi lại, thì đánh dấu vị trí người bị nạn rồi đưa vào lề đường che đậy lại.

+) Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông; trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng sự đi lại thì đánh dấu vị trí phương tiện giao thông, sơ bộ ghi nhận các dấu vết trên phương tiện rồi đưa vào vị trí thích hợp để bảo quản.

+) Tổ chức bảo vệ hiện trường: Khoanh vùng bảo vệ hiện trường; ghi nhận sơ bộ các dấu vết, đồ vật để lại trên hiện trường, trên các phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông; tìm những người biết vụ tai nạn xảy ra; ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, số điện thoại (nếu có) của người biết vụ tai nạn hoặc đề nghị người biết vụ tai nạn giao thông viết bản tường trình phục vụ công tác điều tra;

+) Tổ chức hướng dẫn giao thông để không xảy ra ùn tắc

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành các biện pháp điều tra gồm:

+) Khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm phương tiện; khám nghiệm cầu, đường, bến phà liên quan đến vụ tai nạn giao thông

+) Lấy lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông, người bị hại, người làm chứng và những người khác liên quan đến vụ tai nạn.

+) Giám định chuyên môn

– Kết luận điều tra và giải quyết vụ tai nạn theo một trong hai hướng sau:

+) Quyết định khởi tố vụ án nếu có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này, vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục tố tụng hình sự

+) Quyết định không khởi tố vụ án nếu vụ án không có dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này vụ tai nạn giao thông sẽ được giải quyết tiếp theo thủ tục hành chính.

Như vậy, nếu các bên không có kiện cáo thì Tòa án sẽ không có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và xét xử vụ tại nạn giao thông này mà vụ việc này sẽ do Cảnh sát giao thông giải quyết theo trình tự nêu trên. Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xác định lỗi của các bên hay nói cách khác trong trường hợp này, Cảnh sát giao thông có thẩm quyền xem xét bên nào đúng, bên nào sai.

6.4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe gây tai nạn giao thông

Trường hợp nếu bạn đúng mà bị Công an xử sai thì bạn có thể khiếu nại lên Công an huyện nơi xảy ra tai nạn.

Trường hợp bạn trình bày không đầy đủ dẫn đến có những tình tiết chứng minh người gây tai nạn là bạn, nếu bạn đã đóng bảo hiểm trách nhiệm đối với xe cơ giới thì bạn sẽ được hưởng quyền bảo hiểm trừ khi bạn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 13 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới sau đây:

“Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.

2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.

3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.

4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.

7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.”

Do đó trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn thì bạn phải gửi thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo các tài liệu sau để yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của xe cơ giới:

.-Tài liệu liên quan đến xe, lái xe;

– Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản;

– Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.

6.5. Về thời hạn giữ giấy phép lái xe

Khoản 8 điều 125 quy định:

“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn tạm giữ xe và giấy tờ không phụ thuộc vào thời gian người gây tai nạn hoặc bị tai nạn phải điều trị do tai nạn giao thông gây ra mà thời hạn tạm giữ xe và giấy tờ chỉ phụ thuộc vào tình tiết của vụ việc nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tổng đài tư vấn trực tuyến Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *