Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một trong những rủi ro mà mọi người đều quan tâm khi xảy ra tai nạn giao thông là có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ? Phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn như thế nào ? xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Kính chào luật sư! Vợ chồng tôi đang điều khiển xe máy trên đường thì bị ô tô đi cùng chiều ở phía sau đâm vào. Chồng tôi bị thương và giám định là thương tích 21% sức khỏe. Công an kết luận người điều khiển ô tô có lỗi không chú ý quan sát. Vậy trường hợp này, người điều khiển ô tô phải bồi thường như thế nào? họ gây tai nạn này có bị truy cứu hình sự không?

Tôi xin cảm ơn luật sư!

Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông – Ảnh minh họa

 

Trả lời:

Xin chào bạn! Rất cảm ơn câu hỏi của bạn, sau đây chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc vấn đề của bạn:

 

1. Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Gây tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, với mức tù phạt từ 1 năm đến 15 năm (tùy theo thiệt hại thực tế xảy ra) 

Trong trường hợp của bạn có thể thấy người điều khiển xe ô tô đã có hành vi vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ, với lỗi không chú ý quan sát. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi  điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm là một trong những dấu hiệu cơ bản của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ  ()

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: …

 Dấu hiệu thứ hai của tội này bắt buộc phải có đó là hậu quả xảy ra đối với người bị hại (thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản):

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

a) Làm chết người; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. …

Đối với trường hợp gây thương tích cho một người thì tỷ lệ thương tật tối thiểu là 61%.

Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn mặc dù đã có thiệt hại xảy ra, nhưng thiệt hại chưa đến nmc truy cứu trách nhiệm hình sự (chưa đến 61%). Vì thế trong tình huống này, người điều khiển xe ô tô sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ? 

 

2. Chi phí bồi thường thiệt hại về dân sự:

Mặc dù hậu quả chưa thỏa mãn để cấu thành tội phạm, nhưng không có nghĩa là vì thế mà hành vi gây tai nạn không phải chịu trách nhiệm gì. Người gây thiệt hại khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải có trách nhiệm dân sự là bồi thường thiệt hại xảy ra cho người khác, cụ thể trong trường hợp của bạn là bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho chồng của bạn.

Mức bồi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận với nhau, khoản bồi thường thiệt hại mà người điều khiển vi phạm phải thực hiện dựa trên các căn cứ dưới đây: căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Trong đó:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại  là tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu.vv.. theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ…

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại được hiểu như sau:

  • Trước khi xảy ra tai nạn, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Nếu có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
  • Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị:

Chi phí hợp lý được hiểu là: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người chăm sóc: được tính như thu nhập thực tế bị mất, giảm sút của người bị thiệt hại như đã phân tích ở trên.

Bên cạnh các khoản bồi thường, người gây thương tích cho người khác còn phải bồi thường tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần.

TRên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông, bạn có thể tham khảo để có hướng thỏa thuận giữa hai bên.

Mọi vướng mắc bạn có thể liên hệ đến tổng đài để được chúng tôi giải đáp.

>> Tham khảo ngay: 

 

2. Quyền được đòi bồi thường những gì khi vợ em bị tai nạn giao thông.mức độ thương tật là 70% ?

Chào luật sự, vợ em bị tai nạn giao thông. Mức độ thương tật là 70%. Cho e hỏi mình được quyền đòi hỏi bồi thường những gì. Vợ chồng em có 2 con nhỏ, xin nhờ luật sư tư vấn dùm.

– Phanquocnghia1234

>> Xem ngay:  

3. Tư vấn xử lý trường hợp tai nạn giao thông khi đường dốc, vào cua gấp, mất lái ?

Xin chào luật sư. Tôi có một việc muốn nhờ luật sư giúp đỡ nhưsau: tôi bị tai nạn xe máy trên đường đi công tác do đường dốc, vàocua gấp nên xe bị mất lái và ngã. Tôi bị chấn thương do tai nạnđó và sau khi đi giám định y khoa tỷ lệ suy giảm khả năng lao độnglà 21%. Vậy tôi xin hỏi luật sư trường hợp này tôi bị tai nạn laođộng khi đang thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao ở ngoài phạm vi cơquan hay là tai nạn lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc vànguyên nhân xảy ra tai nạn có phải do lỗi của tôi không. Tôi cóđược người sử dụng lao động giải quyết chế độ bồi thường haytrợ cấp tai nạn lao động không, nếu được thì bồi thường hay trợ cấp ?

Rất mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi. Xin chânthành cảm ơn luật sư.

– Vi Nguyen Thi

>> Tham khảo ngay: 

4. Gây tai nạn giao thông không thiệt hại đến tính mạng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Xin chào luật sư. Con xin trình bày một vấn đề mong luật sư giúp ạ: anh của con lái xe taxi, trong khi lái taxi anh con bị đâu bụng ( đi cầu) anh con vì gấp quá nên chạy xe taxi để đi giải quyết. trong khi lái xe trên đoạn đường vắng không có người nên anh ấy đã lái hơi nhanh qua ngã tư( ngã tư này rất vắng người) thì gặp chiếc xe máy gồm 2 mẹ con và gây tai nạn. Xin hỏi xử lý thế nào ? có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 202 quy định:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, trong trường hợp này, nếu anh trai bạn đi đúng làn đường, chấp hành đúng tín hiệu giao thông.. không vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ thì anh bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Mặc dù không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình nhưng anh bạn vẫn phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra, điều 604 quy định:

“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại  

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Nhưng nếu thiệt hại xảy ra hoàn hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì anh trai bạn không phải bồi thường thiệt hại.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

>> Xem thêm:  

5. Tôi cần làm gì tiếp theo để xử lý tai nạn giao thông này?

Tôi bị tai nạn giao thông xin Luật sư tư vấn. Nội dung như sau: chiều 30/12/2014 (âm lịch) tôi bị 1 người đi xe máy ngược chiều gây tai nạn (trước thi bị tai nạn tôi thấy đối tượng đi phía trước chiều ngược lại chạy xe lạng lách, đánh võng và chạy xe qua phần đường bên phải của tôi lưu thông. 

Lúc đó tôi bấm còi nhưng người ta không tránh tôi liền bẻ tay lái qua bên trái để tránh và đối tượng đã tông vào tôi. Tôi bất tỉnh từ lúc đó và bị chấn thương nặng như: chấn thương sọ não nhẹ, gãy xương đùi, gãy xương gò má, gãy xương đòn, mỏn xương bả vai, hỏng 1 mắt. và người dân ở đó nói tôi bị đánh vào lúc tôi té xuống đất với 2 người bạn của đối tượng. Tôi yêu cầu Công an giải quyết mà đến giờ vẫn chưa xử lý. Xin hỏi và tư vấn giùm tôi như vậy giờ tôi làm gì tiếp theo? Cảm ơn nhiều, thân chào và chúc sức khỏe !

Người gửi: B. L

Tôi cần làm gì tiếp theo để xử lý tai nạn giao thông này ?

Luật sư tư vấn luật dân sự về bồi thường thiệt hại, gọi:  

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Đối với trường hợp của bạn, tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Điều 623 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, trong trường hợp này, người gây ra tai nạn cho bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn dù có lỗi hay không. Vì người này gây tai nạn trong khi đang điều khiển phương tiện giao thông thuộc trường hợp quy định tại Điều 623. 

Nếu người gây tai nạn trong trường hợp này vẫn chưa bồi thường thiệt hại cho bạn và công an vẫn chưa xử lý vụ việc này thì bạn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho bạn theo thủ tục tố tụng dân sự.

Còn đối với việc người gây tai nạn không những không đưa bạn đi cấp cứu mà bạn còn bị người này và bạn của người này đánh. Thì hành vi của người này có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định của Điều 104 BLHS.

Điều 104  (quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

Như vậy, nếu bạn đi giám định thương tật mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng có một trong các tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 1 Điều 104 thì người gây ra thương tích cho bạn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Do vậy, đối với hành vi gây thương tích của người gây ra tai nạn, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm. Đơn tố giác có thể được gửi đến cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác.

>> Tham khảo ngay:  

6. Tư vấn cách giải quyết ổn thỏa tai nạn giao thông cho cả 2 bên ?

Kính chào luật sư! Tôi có 1 người bạn thân (là con gái 30t) đi xe Honda chở thêm 1 người bạn ngồi sau ( phụ nữ khoảng 40t), cùng tham gia giao thông (cả 2 không có nồng độ cồn). 

Trên đường đi không may xảy ra tai nạn do trời tối, lên dốc cầu cán phải vỏ dừa làm cho cả hai đều bị thương tích nặng và xe máy của bạn tôi cũng bị hư hại nặng ( cả 2 được người dân đưa vào bệnh viện ) người ngồi sau hình như bị gãy xương sườn và chấn thương ở đầu.

 Sự việc là: Bạn tôi tan sở chạy xe máy đến nhà người phụ nữ này ở Vĩnh Long, để người phụ nữ này xem bói và làm bùa phép gì đó, người phụ nữ này nói là đi qua thầy của cô ta ở Châu Đốc ( vì ông này là sư phụ của cô ta nên cao cơ hơn), và cái giá cho cái phép của ông thầy này là 4 triệu, nhưng bạn tôi chỉ đưa 3,5tr vì trong túi không còn đủ tiền và phải chi các khoảng ăn uống dọc đường nữa. Cả 2 cùng đi từ Vĩnh Long --> Châu Đốc. trên đường đi khi gần tới nơi cô ta đòi lấy tiền trước để tự đưa cho sư phụ của cô ta ( 2 thầy trò tự chung chi như thế nào bạn tôi không biết ). Trên đường về thì bị tai nạn ngoài ý muốn như thế. Nay người phụ nữ kia đòi viết đơn gửi vào cơ quan bênh viện nơi người điều khiển phương tiên làm việc (nói để cho bạn tôi mất việc) vì bạn tôi đi làm phép cũng là do công việc trong bênh viện gặp trở ngại, không suôn sẻ, nhưng cô này lại không dám đưa ra chính quyền. Nên tôi muốn hỏi trong trường hợp này người điều khiển có phải bồi thường gì cho người ngồi sau xe của mình không? và có bị công đoàn nơi bệnh viện cho thôi việc vì chuyên này không nếu người phụ nữ kia gửi đơn vào bệnh viện? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất và chính xác nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn cách giải quyết ổn thỏa tai nạn giao thông cho cả 2 bên ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Chúng tôi xin trả lời như sau:

 

Về việc bạn của bạn có bị công đoàn nơi bệnh viện cho thôi việc hay không?

Điều 47  quy định:

Điều 47. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Như vậy, việc bạn của bạn tìm đến người xem bói để mong giải quyết vấn đề của bản thân là việc riêng của người đó. Nên việc làm này nếu bị báo với cơ quan nơi người đó đang công tác (bênh viện) thì cơ quan sẽ không truy cứu vấn đề này.

Mặt khác, công việc trong bênh viện gặp trở ngại, không suôn sẻ, nhưng bạn của bạn lại không dám đưa ra chính quyền. Do đó, trong trường hợp này, người đó nên trình bày việc của mình với công đoàn của bệnh viện để có cách giải quyết hợp lý.

Về hành vi của người xem bói:

Đây là hành vi lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi, thể hiện qua việc người đó nói đi qua thầy của cô ta ở Châu Đốc (vì ông này là sư phụ của cô ta nên cao cơ hơn) với giá 4 triệu và đòi tiền của bạn cảu bạn để hai thầy trò tự phân chia. Do đó, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 2 và Khoản 4 Điều 15 :

Điều 15. Vi phạm quy định về nếp sống văn hóa

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.

Khi việc này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về Tội hành nghề mê tín, dị đoan, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 247 như sau:

Điều 247. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

   Do đó, bạn của bạn nên trình bày hành vi của người xem bói đến cơ quan công an nơi người đó cư trú để có cách xử lý phù hợp.

Về việc người xem bói yêu cầu bạn của bạn bồi thường vì đi xe bị tai nạn:

Bạn của bạn và người xem bói cùng đi trên xe máy của người bạn đó. Đồng thời, người xem bói hoàn toàn tự nguyện đồng ý khi đi trên chiếc xe đó. Do đó, khi xảy ra tai nạn, người đi cùng bạn của bạn không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc người xem bói dọa là sẽ nói với công đoàn bệnh viện để bạn của bạn mất việc chỉ là lời doạ dẫm không có căn cứ, nhằm mục đích lợi dụng lòng tin để lừa tiền của người bạn đó. Như vậy, bạn của bạn không phải đưa tiền cho người xem bói, đồng thời nên trình bày vụ việc này với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:  hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật hình sự –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *