Ép buộc người khác ký giấy nợ bị xử lý như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi năm nay 21 tuổi, có thắc mắc mong các Luật sư giải đáp giùm tôi, mẹ tôi có cho chị A vay tiền là 250 triệu đồng, không có lãi suất, mẹ tôi có hợp đồng cho vay tiền với chị A và hẹn đến ba tháng sau sẽ trả, nhưng đã hết ba tháng rồi nhưng chị A vẫn chưa trả cho mẹ tôi, mẹ tôi đã đến đòi rất nhiều lần rồi nhưng chị A đều khất, hiện tại chị A đã khất mẹ tôi được năm lần, nhưng đều đã quá hạn chị ấy đều cố tình không trả cho mẹ tôi, chị ấy có nhà biệt thự rất to, có xe hơi có tài sản nhưng cứ khất mà cố tình không trả cho mẹ tôi, cho tôi hỏi mẹ tôi có thể làm đơn để báo công an về hành vi này của chị A có được không và hành vi này cấu thành lên tội gì? xin cám ơn.

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ của Công ty Xin giấy phép.

Ép buộc người khác ký giấy nợ bị xử lý như thế nào?

>>

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Hành vi chiếm đoạt tài sản và các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 , các yếu tố cấu thành của tội danh này như sau: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 , cụ thể các yếu tố cấu thành của tội danh này như sau:

Về mặt chủ thể: của tội phạm: Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

Mặt khách thể: của tội phạm: Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Về mặt chủ quan: của tội phạm: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về mặt khách quan: của tội phạm: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

Những hành vi khách quan cần có những điểm đáng lưu ý sau: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

2.2 Căn cứ khởi tố vụ án là gì?

Theo thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú. Như vậy, bạn có thể làm đơn trình báo công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp để được giải quyết.

2.3 Thời hạn khởi tố thời hạn điều tra là như thế nào?

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu có yếu tố hình sự. Trong trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Về thời hạn điều tra như bạn có trình bày ở trên thì là 250 triệu đồng, tức là nếu có yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì với số tiền 250 triệu đồng như bạn nói thì nằm trong khoản 3 Điều 175, thì với tội danh này nằm trong tội phạm rất nghiêm trọng. Đồng thời, theo thì thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *