Đứng tên mua xe trả góp giúp người khác phải chịu những rủi ro pháp lý gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép, Hiện nay tôi có một người bạn đề nghị tôi cho mượn tên để mua ôtô trả góp. Nếu tôi đồng ý thì tôi cần làm những thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra. Xin cảm ơn!

Mục lục bài viết

Người gửi : Đinh Quang N

Xin chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn đến luật Minh Khuê, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và xin được trả lời như sau:

1. Rủi ro pháp lý khi đứng tên mua xe trả góp giúp người khác

Căn cứ, chúng tôi xin chỉ ra 2 điểm có thể gây rủi ro cho bạn trong quá trình mua xe máy trả góp giúp người thân, cụ thể:

Thứ nhất, xét về góc độ pháp lý bạn là người đứng ra xác lập giao dịch vay tài sản với ngân hàng chứ không phải người thân của bạn,Một hợp đồng có hiệu lực khi tuân thủ những điều kiện như sau:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đương nhiên tại thời điểm điểm hợp đồng vay mượn này thì bạn sẽ thể hiện sự giao kết hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, thiện chí, trung thực-hợp đồng này có nội dung không vi phạm pháp luật nên có giá trị về mặt pháp lý, có nghĩa là sau khi mua xe xong bạn có thể sở hữu chiếc xe này nhưng cũng đồng thời phải có trách nhiệm trả nợ. Việc người thân của bạn trả nợ hàng tháng chỉ trên tinh thần được sự ủy quyền từ bạn nên người này đứng ra thay bạn trả nợ, người này không phải là một bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vay, chính vì vậy nếu người này không chi trả hàng tháng cho ngân hàng thì bạn phaỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ này. Nếu đặt ra trường hợp cả bạn và người nhờ bạn đề không có khả năng chi trả thì khoản vay của bạn sẽ được xếp vào nhóm nợ xấu, sau này nếu bạn muốn vay vốn ngân hàng thì đây là một trong những tiêu chí gây bất lợi cho bạn.

Thứ hai, bạn không được chiếm hữu chiếc xe và giấy tờ xe , khi bạn mua trả góp với tên mình thì chiếc xe này sẽ đứng tên bạn, có thể ngân hàng, tổ chức tín dụng cho bạn vay tiền sẽ yêu cầu bạn thế chấp chiếc xe ( Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp tức là họ sẽ giữ giấy tờ xe của bạn), sau khi mua xe chiếc xe sẽ được giao cho người thân của bạn sử dụng, vậy bạn đang gánh 1 khoản nợ và không giữ bất cứ tài sản, giấy tờ gì trong tay, vì vậy rủi ro pháp lý với trường hợp của bạn là rất cao nếu người thân của bạn lại có hành vi làm hư hại tài sản hoặc đem tài sản đi cầm cố bất hợp pháp và không trả nợ. Lúc này ngân hàng yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp thì có thể tài sản này đã không còn và bạn phải có trách nhiệm trả khoản nợ này.

Thứ ba, bạn đang là chủ sở hữu chiế xe, một số trường hơp bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt hành chính với lỗi của người chủ xe theo quy định tại nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt nên nếu người sử dụng xe của bạn thực hiện các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ ví dụ chở quá tải trọng được phép chuyên chở của hàng hóa… thì bạn vẫn có thể bị xử phạt hành chính.

2. Làm thế nào để hạn chế rủi ro

Bạn cần đặt nghi vấn: Tại sao người này không thể đứng tên vay mà phải nhờ bạn?

Có rất nhiều lý do mà người này không thể đứng tên vay được ví dụ: Đang có nợ xấu chưa trả được hoặc chưa được xóa tại ngân hàng, ngân hàng đã thẩm định và kết luận người này không có việc làm ổn định, không có khả năng chi trả, đang phải trả một khoản khác. Trong trường hợp này bạn không nên đứng ra vay giúp.

Trong trường hợp người này có thu nhập nhưng là thu nhập tự do nên không chứng minh được với ngân hàng và là người có thể tin tưởng được thì bạn có thể giúp đỡ người này.

Để hạn chế rủi ro này, bạn nên lập hợp đồng vay mượn giữa bạn và người bạn đứng tên vay giúp, các điều khoản của hợp đồng vay bạn có thể dựa trên nội dung các điều khoản trong ( về số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ, phạt chậm trả, phạt vi phạm hợp đồng…) để ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa bạn và người vay.

Việc giao xe cho người thân sử dụng cũng nên có , hợp đồng mượn xe rõ ràng (về thời hạn mượn là mấy năm, hạn chế việc đem xe cầm cố, thế chấp, mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe thế naò để đảm bảo quyền lợi của người chủ xe, cấm việc đem xe đi cầm cố bất hợp pháp, bảo quản xe …).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Chuyên viên Hoàng Vân Anh- Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *