Dùng các hành vi không đúng để ép trả nợ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi công ty xin giấy phép, mong luật sư tư vấn hộ tôi trường hợp này: Hiện tại gia đình tôi đang nợ bà A 800 triệu đồng từ rất lâu rồi, 2 bên đã ra tòa và đã có phán quyết của tòa án vào năm 2006 rằng gia đình tôi nợ 800 triệu đồng và nếu chưa trả thì tính lãi chậm trả quá hạn theo quy định của ngân hàng. Nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết cho đến nay vì bên cho vay không hợp tác và đòi các số tiền quá phi lý.

Trong thời gian vừa qua, bà A thuê dân xã hội đen và thương binh đến nhà tôi ăn vạ và ép gia đình tôi trả nợ với số tiền là 7,5 tỷ đồng cả gốc và lãi do bà A tự tính và không có căn cứ để chứng minh. Tôi đánh giá sự việc trên như sau: Bà A đã thuê dân xã hội đen và thương binh đến để ép gia đình tôi trả nợ với số tiền phi lý này không khác gì hành động cướp tài sản trắng trợn cả. Vì tôi không hiểu rõ về pháp luật nên tôi mong rằng xin giấy phép tư vấn giúp tôi cách giải quyết sự việc trên theo đúng pháp luật? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người gửi; Q.A

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng xin giấy phép, về thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Đầu tiên, về vấn đề bà A thuê xã hội đen cũng như thương binh đến ăn vạ và ép gia đình bạn trả nợ, Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm….

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm….”

Theo như những thông tin mà bạn cung cấp, hành vi của bà A trong trường hợp này là ăn vạ và ép gia đình bạn phải trả nợ nhiều lần, do đó hành vi vẫn chưa cấu thành tội cướp tài sản như luật định. Đồng thời, nếu những người được bà A thuê này chỉ sử dụng lời lẽ hòng ăn vạ, ép buộc thì cũng chưa cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, bạn có thể nhờ công an phường cũng như các lực lượng an ninh ở địa phương can thiệp, xử lý nhóm người này vì gây rối trật tự, an ninh. Ngược lại, nếu họ có đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng thủ đoạn khác có tính chất nguy hiểm hơn thì bạn cần báo cho cơ quan công an có chức năng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi và an toàn cho gia đình mình.

Mặt khác, tất cả những hành vi này đều xuất phát từ việc gia đình bạn còn nợ tiền bà A, vì vậy gia đình bạn cần nhanh chóng thu xếp trả hết nợ cũng như tiền lãi cho bà A để chấm dứt triệt để tình trạng trên. Nếu bà A đòi số tiền lãi quá vô lý thì bạn cần đưa ra các giấy tờ có liên quan khi Tòa xử lý vụ án của bạn trước đây, mời người làm chứng hay thậm chí đề nghị các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đứng ra làm chứng, công khia việc trả nợ để bà A không thể ép bạn trả quá số tiền bạn cần phải trả. Bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 466 và Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 về mức lãi xuất :

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

“Điều 468. Lãi xuất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Về nguyên tắc để tiến hành đòi nợ thì chủ nợ phải khởi kiện ra tòa án nhân dân nơi bị đơn có hộ khẩu (đăng ký tạm trú) thì mới phù hợp với quy định của pháp luật. Hành vi cưỡng đoạt, khủng bố, đe dọa sẽ đối mặt với nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ để được hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *