Dùng ảnh làm tranh cổ động, xin phép hay không?

Việc sử dụng ảnh để làm tranh cổ động vẫn đang tranh cãi và có lúc bế tắc, trong khi thực tế đòi hỏi cần có nhanh một quy chế để xử lý chuyện “đạo ảnh”.

“Vai trò của nhiếp ảnh đối với hoạt động sáng tác tranh cổ động ngày càng lớn, chỗ đứng của các nhà nhiếp ảnh ngày càng quan trọng trong lĩnh vực này…”, đó là khẳng định của ông Vi Kiến Thành, Vụ phó Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, tại cuộc hội thảo về việc sử dụng ảnh trong sáng tác tranh cổ động ở TP.HCM ngày 27/4.

>>

Thực tế thời gian qua đã xảy ra một số vụ tranh chấp bản quyền giữa họa sĩ vẽ tranh cổ động và tác giả của bức ảnh được sử dụng lại, điển hình là vụ Nụ hôn của gió. Và ngay thời điểm cơ quan trên đang lấy ý kiến đóng góp cho quy chế, đã xảy ra tiếp sự kiện đạo ảnh Lớp học vùng cao.

Đối với tác phẩm ảnh đã công bố, điểm đáng chú ý của quy chế trên một khi nó được ban hành chính thức là người sáng tác tranh cổ động sẽ không cần phải xin phép tác giả ảnh, nhưng phải ghi tên và trả tác quyền 30% nếu đoạt giải thưởng. Còn đối với ảnh chưa công bố, hiển nhiên hai bên phải tự thương lượng.

Điều này, theo các đại biểu tham dự hội thảo, cũng chỉ nhằm mục đích làm rộng đường hơn cho các tác giả vẽ tranh cổ động phục vụ chính trị. Hơn nữa, đa số các cuộc thi vẽ tranh cổ động được tiến hành trong thời gian rất ngắn, không kịp cho họa sĩ liên lạc với nhiếp ảnh gia.

Tuy nhiên nghệ sĩ nhiếp ảnh Đồng Đức Thành còn đề cập đến việc nảy sinh kiểu như bức ảnh chụp cô gái đẹp nhưng họa sĩ dùng vào việc sáng tác tranh cổ động phòng chống HIV/AIDS, thì sẽ xử lý thế nào khi đã làm khác đi nội dung ban đầu của ảnh?

Một văn bản luật trong một khu vực hẹp nhưng vẫn gặp khá nhiều vướng mắc, vẫn chưa biết được khi nào sẽ chính thức được ban hành. Ông Vi Kiến Thành boăn khoăn: “Chúng ta cần phải dung hòa, bởi tùy góc độ mà vấn đề đưa ra sẽ đúng hoặc sai, nên các bên càng đưa ra nét cá biệt, càng dễ đi vào chỗ bế tắc”.

Như gần đây trên MXH rộ lên vụ tranh cãi giữa nam diễn viên Trương Thế Vinh và một nhãn hàng thời trang. Theo đó, Trương Thế Vinh cho biết nhãn hàng đã sử dụng hình ảnh của mình mà không xin phép, yêu cầu nhãn hàng phải dừng ngay việc sử dụng trái phép hình ảnh cùng với khoản tiền bồi thường là 25 triệu đồng. Về phía nhãn hàng, họ lại cho biết đồng ý xin lỗi và gỡ hình ảnh nhưng vẫn khẳng định việc đăng ảnh quảng cáo là không sai vì hình lấy từ báo mạng. Tuy nhiên, phía Trương Thế Vinh không chấp nhận lời xin lỗi này. Đứng trước vụ ồn ào này, cộng động mạng chia thành 2 phe: Bên cạnh nhiều quan điểm bảo vệ Trương Thế Vinh và cho rằng vấn đề sử dụng hình ảnh cá nhân trước giờ vốn đã rất nhập nhằng tại Việt Nam, thì một số khác lại bày tỏ, cách hành xử của nam diễn viên khá gay gắt và nóng vội, thể hiện sự thiếu tôn trọng với người khác. Vụ việc đáng nhẽ ra sẽ được giải quyết một cách gọn gàng và nhẹ nhàng hơn, nếu như cả 2 bên cùng gặp gỡ trực tiếp, thay vì đấu tố nhau trên mạng xã hội.

Nhìn từ góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 32 BLDS năm 2015 thì trừ các trường hợp sử dụng vì các mục đích công như: vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc trích ra từ hội nghị, hội thảo, thi đấu thể thao,.. thì việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nam diễn viên Trương Thế Vinh đương nhiên có quyền yêu cầu nhãn hàng kia gỡ hình ảnh, công khai xin lỗi và bồi thường một khoản tiền vì sử dụng hình ảnh của mình vì mục đích thương mại, không xin phép. Ngoài ra, hành vi của nhãn hàng kia có dấu hiệu cấu thành hành vi “quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi nêu trên.

Đến ngày 26/07/2019, cả Trương Thế Vinh và nhãn hàng đã có động thái nhượng bộ nhau, hai bên đã cùng công khai tin nhắn giảng hòa. Như vậy, vụ ồn ào về việc sử dụng hình ảnh của nghệ sỹ để kinh doanh đã nhanh chóng khép lại.

Từ vụ việc này, chúng ta càng phải nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền cá nhân đối với hình ảnh để vừa tự bảo vệ mình, vừa tránh những rắc rối pháp lý không đáng có.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự – Minh Khuê

———————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *