Đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chế định bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đã đi vào cuộc sống và góp phần giúp đỡ người lao động giải quyết những khó khăn khi lâm vào tình trạng thất nghiệp. xin giấy phép tư vấn và giải đáp một số vướng mắc của người dân trong lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp:

Mục lục bài viết

1. Điều kiện ?

Thưa luật sư, xin hỏi về điều kiện và hiện nay quy định như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Thưa luật sư, tôi có được nhận trợ cấp thất nghiệp không khi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau: – Tại công ty A: 03 tháng: từ tháng 8/ 2014 đến tháng 10/2014 – Tại công ty B: 09 tháng: từ tháng 6/ 2015 đến tháng 2/2016 Trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp có được bảo lưu không và thủ tục bảo lưu như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

Căn cứ Điều 45 :

“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.

3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.”

Như vậy thời gian được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo là thời gian bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Xin chào luật sư,tôi có một vấn đề xin luật sư tư vấn.Tôi bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội va bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01-05-2013 đến ngày 09-09-2015 (tôi công tác công ty).Đến thời điểm bây giờ tôi muốn nhận tiền bảo hiểm của cả 2 loại bảo hiểm trên thì tôi phải làm hồ sơ thế nào, số tiền tôi nhận được tính và chi trả làm sao? Xin cảm ơn!

Bảo hiểm xã hội:Trong trường hợp này bạn không nêu rõ chế độ bảo hiểm xã hội mà bạn đủ điều kiện hưởng là gì khi nghỉ việc nên:

TH1: Nếu bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

Về hồ sơ:Căn cứ Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 109. Hồ sơ hưởng

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Về mức hưởng: Căn cứ Điều 1 :

“Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

Về cách thức chi trả: Căn cứ khoản 4 Điều 110 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợphưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”

TH2:Nếu bạn đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:

Về hồ sơ: Căn cứ khoản 1 Điều 108 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 108. Hồ sơ hưởng lương hưu

1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.”

Về mức hưởng: Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”

Về cách thức tri trả: Tương tự như bảo hiểm xã hội một lần.

Bảo hiểm thất nghiệp:

Về hồ sơ: Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

“Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theohợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

3. Sổ bảo hiểm xã hội.”

Về mức hưởng: Căn cứ Điều 50 Luật việc làm năm 2013:

“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.”

Về cách thức chi trả: Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

“2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.”

Xin chào!Làm phiền cho E hỏi một số vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp: 1. Trước đây E làm việc ở Đà Nẵng nhưng E muốn làm thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở Huế có được không? 2. Trong quyết định nghỉ việc của E bắt đầu nghỉ từ 18/12/2015 thì khi nào mới hết hạn làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp? 3. Hiện nay E đang ở nhà chăm con nhỏ chưa có nhu cầu đi làm vậy E có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 lần được không?

Thứ nhất về địa điểm hưởng thất nghiệp:

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp”

Như vậy, bạn nộp hồ sơ tại nơi bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trunng tâm dịch vụ việc làm.

Thứ hai, trong quyết định nghỉ việc của E bắt đầu nghỉ từ 18/12/2015 thì khi nào mới hết hạn làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật việc làm năm 2013:

“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Như vậy, thời gian nộp hồ sơ là -3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Thứ ba, hiện nay em đang ở nhà chăm con nhỏ chưa có nhu cầu đi làm vậy em có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 lần được không?

Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

“2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp

a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.”

Như vậy, trong trường hợp này thì bạn không nhận được trợ cấp thất nghiệp một lần.

Chào quý công ty, Em có câu hỏi liên quan tới việc lấy bảo hiểm thất nghiệp. Em hiện tại đang đi làm cho một công ty IT và đồng thời cũng đứng tên đại diện pháp luật cho một công ty khác do em lập ra cùng một người bạn nữa. Quý công ty cho em xin hỏi là trong trường hợp em nghỉ việc ở công ty IT và không ký hợp đồng lao động cho công ty nào khác sau đó, em có được nhận bảo hiểm thất nghiệp không? Vì trong trường hợp này sau khi nghỉ việc, em vẫn đứng tên công ty do em lập ra.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

b) Có việc làm

Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng;

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Như vậy việc xác định bạn có việc làm được quy định theo một trong các trường hợp trên. Bạn đứng tên công ty việc xác định thông qua các quyết định của công ty để xác định chức danh và tiền thu nhập của bạn nên bạn thuộc đối tượng có quyết định tuyển dụng với trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng.

Hiện tại em đã nghỉ việc và hưởng bảo hiểm thất nghiệp, em đang mang thai, dự kiến sinh của em là tháng 3 năm 2016. Em đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 11 năm 2014 đến hết tháng 10 năm 2015. Vậy em có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản, hưởng bảo hiểm 6 tháng lương cơ bản không ạ. Và vì em nghỉ việc nên em đã tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại địa phương để khi đi sinh được giảm tiền viện phí. Vậy khi đi làm hồ sơ để hưởng bảo hiểm thai sản trong giấy tờ ra viện của em nghề nghiệp là nông dân thì có được hưởng bảo hiểm thai sản không ạ. Em đang rất hoang mang. Mong luật sư giải đáp sớm ạ. Em xin cảm ơn

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy trong vòng 12 tháng trước khi sinh bạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 06 tháng thì bạn sẽ .

1- Em có đóng bảo hiểm xã hội nhưng sau đó nghỉ việc vào tháng 6/2015 nhưng do không biết về bảo hiểm thất nghiệp nên chưa đi làm hso nhận. (H e vẫn chưa đi làm). Vậy giờ em nhận BHTN còn được không? 2- sổ bảo hiểm của e bị thay đổi chứng thư nhân dân vậy em đi thay đổi như thế nào ạ 3- Hiện em không đóng bảo hiểm nữa. Nhưng năm 2017 có sinh cháu vậy e làm cách nào để đc hưởng bảo hiểm thai sản ạ.

Thứ nhất về vấn đề em có đóng bảo hiểm xã hội nhưng sau đó nghỉ việc vào tháng 6/2015 nhưng do không biết về bảo hiểm thất nghiệp nên chưa đi làm hồ sơ nhận. (giờ em vẫn chưa đi làm).Vậy giờ em nhận BHTN còn được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật việc làm 2013:

“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Như vậy trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng thì bạn phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nên trong trường hợp này bạn hết thời gian để nộp hồ sơ.”

Thứ hai, sổ bảo hiểm của e bị thay đổi chứng thư nhân dân vậy em đi thay đổi như thế nào?

Do bạn không nêu rõ trường hợp của mình là thay đổi chứng minh nhân dân do trường hợp nào nên: Nếu bạn thuộc trường hợp đổi chứng minh nhân dân từ 09 số sàn 12 số thì căn cứ Thông tư 18/2014/TT-BCA thì

Một là, nếu còn rõ nét (ảnh, số chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục.

Hai là, nếu chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ, trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục và cấp giấy xác nhận số cho công dân. Ngoài ra, nếu người dân có yêu cầu, cơ quan công an vẫn có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho người dân đó.

Thứ ba, hiện em không đóng bảo hiểm nữa. Nhưng năm 2017 có sinh cháu vậy e làm cách nào để đc hưởng bảo hiểm thai sản ạ.

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy trong vòng 12 tháng trước khi sinh bạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 06 tháng thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Em tham gia đóng bảo hiểm năm 2005 , cho đến nay em vẫn chưa rút và gían đoạn lần nào ! Nhưng năm nay công ty em nói là gặp khó khắn không kinh tế nên muốn giải thể công ty. mà khi cty giải thể như vậy đồng nghĩa với việc là phải chấm dứt hợp đồng lao động .Tất cả các khoản bảo hiểm cũng sẽ chấm dứt .Vậy trong quá trình thất nghiệp em có quyền không rút bảo hiểm thất nghiệp hay không ? Và sau khi em nghỉ về quê trong 4 tháng rồi đi làm lại , vậy khi em đi làm lại thì em sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm vậy bảo hiểm thất nghiệp của em có được cộng dồn hay không ? xin chân thành cảm ơn !

Thứ nhất trong quá trình thất nghiệp em có quyền không rút bảo hiểm thất nghiệp hay không ?

Căn cứ Điều 49 Luật việc làm năm 2014:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện , nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần đáp ứng các điều kiện trên.

Thứ hai, về vấn đề và sau khi em nghỉ về quê trong 4 tháng rồi đi làm lại , vậy khi em đi làm lại thì em sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm vậy bảo hiểm thất nghiệp của em có được cộng dồn hay không ?

Căn cứ Điều 53 Luật việc làm năm 2013:

“Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tìm được việc làm;

4. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này.

Thời gian bảo lưu được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trừ đi thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo nguyên tắc mỗi tháng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.”

Như vậy, thời gian bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng bạn có việc làm thì bạn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.Vậy khi bạn đóng tại công ty mới thời gian chưa hưởng được cộng dồn.

Kính chào luật Minh Khuê! Tôi có vấn đề mong sự giải đáp: Tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 05/2015 đến nay, hiện tôi đang mang thai. Dự kiến ngày sinh của tôi là đầu tháng 07/2016. Tuy nhiên, tôi muốn đến tháng 06/2016 này tôi nghỉ làm và chốt sổ bảo hiểm. Cho tôi hỏi là: 1) Tôi có được hưởng chế độ thai sản ko? 2) Khi tôi chốt sổ bảo hiểm tôi sẽ được ko? và có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản ko? Tôi rất mong nhận được hồi đáp của luật sư. Chân thành cảm ơn!

Thứ nhất về vấn đề Tôi có được hưởng chế độ thai sản ko?

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy trong vòng 12 tháng trước khi sinh bạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 06 tháng thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Thứ hai về vấn đề khi tôi chốt sổ bảo hiểm tôi sẽ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp được ko? và có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản ko?

Căn cứ Điều 49 Luật việc làm năm 2013:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy bạn đáp ứng điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Việc bạn được hưởng chế độ thai sản thì bạn vẫn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Trân trọng./.

2. Bảo hiểm thai sản và bảo hiểm thất nghiệp

Xin giấy phép tư vấn về điều kiện bảo hiểm thất nghiệp và hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành:

Trả lời:

1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới, giúp tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy, với các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn có đủ điều kiện để được nhận bảo hiểm thất nghiệp khi bạn nghỉ việc để sinh con.

2. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm thai sản.

a) Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì “Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp:. Tuy nhiên, với trường hợp của bạn, do lý do thai sản nên bạn có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện. Nội dung của hồ sơ được quy định tại Điều 16 Nghị định này, bao gồm:

– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Quyết định thôi việc;

+Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

– Sổ bảo hiểm xã hội.

b) Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thai sản.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:

– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

Do bạn có ý định sẽ nghỉ việc ở công ty luôn sau khi sinh con nên hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản này bạn phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn muốn hưởng bảo hiểm thai sản.

Trân trọng./.

3. Đóng BHTN 12 tháng có được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp?

Trả lời:

Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

………”

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã đóng 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp nên bạn đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp .

– Về mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định về mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

Như vậy, bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng nên thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là 3 tháng.

Theo thông tin bạn cung cấp, mỗi tháng công ty trừ 300.000 đồng để đóng bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tổng mức đóng 3 loại bảo hiểm này là 10,5 % tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội (theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ) nên tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn khoảng 2.850.000 đồng.

Theo cách tính quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 như trên thì số tiền trợ cấp thất nghiệp bạn được hưởng mỗi tháng là 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (2.850.000 đồng).

Mức hưởng hàng tháng = 60% x 2.850.000= 1.710.000 đồng

– Về nghĩa vụ đối với bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Điều 52 Luật việc làm 2013 thì người lao động có nghĩa vụ thông báo tình trạng tìm kiếm việc làm hàng tháng tại trung tâm dịch vụ việc làm.

“Điều 52. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm

1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

b) Trường hợp bất khả kháng.

2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Tóm lại:

– Bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;

– Thời gian hưởng: 3 tháng;

– Mức hưởng hàng tháng: khoảng 1.710.000 đồng mỗi tháng;

– Bạn có nghĩa vụ thông báo tình trạng tìm kiếm việc làm;

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu trong trường hợp nào?

Trân trọng ./.

4. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trả lời:

Thứ nhất, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 28: Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sang tỉnh khác làm gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Như vậy, khi bạn có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sang tỉnh khác thì bạn có thể làm đơn đề nghị gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, về hồ sơ:

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

“Điều 28: Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Như vậy, hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:

+) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;

+) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

+) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bạn cần lưu ý nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bạn nhận được hồ sơ từ phía trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên, đối với trường hợp do ốm đau, tai nạn hoặc do hỏa hoạn, lũ lụt… và có xác nhận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bạn có thể gia hạn thời gian nộp hồ sơ tối đa 07 ngày (theo khoản 5 và khoản 6 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP).

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

Trân trọng ./.

5. Quá hạn nộp hồ sơ sau khi chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến trừ các trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều này.

Kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp quá thời hạn theo quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng nhiều nhất không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

Theo quy định trên thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến, trừ những trường hợp sau thì thời hạn nộp hồ sơ được gia hạn thêm không quá 07 ngày làm việc:

+) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

+) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

+) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần; địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Như vậy, trường hợp bạn bị tai nạn dẫn đến nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp chậm so với quy định thì cần có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền. Khi đó, bạn có thể nộp hồ sơ trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc từ ngày hết hạn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay mới quá 1 ngày từ ngày hết hạn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, do đó bạn vẫn có thể nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn chuyển đến để tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn luật bảo hiểm xã hội – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *