Đơn mẫu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bài viết tóm tắt các nội dung cơ bản về : Bản mô tả sáng chế, bảng tóm tắt sáng chế… của các dạng đăng ký bảo hộ sáng chế Sáng chế dạng cơ cấu, sáng chế dạng chất, sáng chế dạng phương pháp.

1. Sáng chế dạng cơ cấu

BẢN MÔ TẢ SÁNG CHẾ

– Tên sáng chế: Nút chai sâm banh

– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

   Sáng chế đề cập đến nút dùng để đóng chai sâm banh.

– Tình trạng kỹ thuật của sáng chế

Đã biết các nút dùng để đóng chai sâm banh có dạng hình trụ rỗng với các vành bít và nắp có rãnh theo biên dạng của cổ chai. Tuy nhiên, các nút này có nhược điểm là độ kín khít chưa cao và độ rung khi đóng chai cao.

– Bản chất kỹ thuật của sáng chế

Do đó, mục đích của sáng chế là làm tăng độ kín của nút chai sâm banh và giảm rung khi đóng chai.

Để đạt được mục đích nêu trên, nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng ở đầu dưới với các vành bít ở đầu trên của nó, phần nắp ở bên trên phần trụ rỗng có rãnh theo biên dạng của cổ chai, nắp ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt nút vào ở mặt dưới của phần trụ rỗng có dạng hình bán cầu.

Nhờ có mặt mút vào có dạng hình bán cầu nên khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu này, nhờ vậy mặt mút vào này được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần phụ rỗng của nút vào thành trong của cổ chai, do vậy làm tăng độ kín khít và giảm rung khi đóng chai.

– Mô tả vắn tắt các hình vẽ

Hình dưới đây là hình vẽ mặt cắt riêng phần của nút chai sâm banh theo sáng chế.

– Mô tả chi tiết sáng chế

Theo hình này, nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới của nút chai, phần trụ rỗng này có các vành bít (2) ở đầu trên của nó, phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai. Phần trụ rỗng (1) còn có mặt mút vào (6) ở mặt dưới của nó có dạng hình bán cầu.

Khi đóng chai , phần trụ rỗng (1) được đưa vào cổ chai cho đến khi mép chai tỳ vào rãnh (4) của phần nắp (3). Khi đó, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu (6) làm cho mặt (6) này được  nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai, nhờ vậy làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai.

– Yêu cầu bảo hộ

Nút chai sâm banh, với mục đích làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu.

>>

– Ảnh minh họa

BẢNG TÓM TẮT SÁNG CHẾ

Sáng chế đề cập đến nút chai sâm banh để làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gòm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu, nhờ vậy, khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào (6) làm cho mặt mút vào (6) được nắn phẳng và épchặt mặt dưới của phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai.

 

2. Sáng chế dạng chất

BẢN MÔ TẢ SÁNG CHẾ

– Tên sáng chế: Hợp kim nền vàng

– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

Sáng chế đề cập đến hợp kim nền vàng.

– Tình trạng kỹ thuật của sáng chế

Đã biết đến hợp kim nền vàng, trong đó ngoài vàng hợp kim này chứa 10% bạc và 0,5% gali. Nhược điểm của hợp kim này là có dạng đặc tính vật lý và công nghệ không cao.

– Bản chất kỹ thuật của sáng chế

Mục đích của sáng chế là cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim nền vàng. Để đạt được mục đích nêu trên, sáng chế đề xuất hợp kim nền vàng có thành phần (% khối lượng):

Vàng     52 – 56

Bạc                  43 – 47

Gali      0,9 – 1,2

Tạp chất còn lại

– Mô tả chi tiết sáng chế

Hợp kim nền vàng theo sáng chế có thành phần

Vàng     52 – 56

Bạc                  43 – 47

Gali      0,9 – 1,2

Tạp chất còn lại

Hợp kim này được chế tạo theo phương pháp bao gồm các công đoạn : nấuchảy hợp kim trong lò cao tần và đồng nhất hóa ở nhiệt độ 640oC trong 24 giờ.

– Ví dụ thực hiện sáng chế

Chế tạo 100kg hợp kim

Để chế tạo 100kg hợp kim cần trộn 53kg vàng, 45,8kg bạc, 0,9kg gali, và 0,3kg tạp chất bao gồm đồng, niken, asen, angtimon với điều kiện mỗi loại chiếm 0,1kg>

Yêu cầu bảo hộ

1. Hợp kim nền vàng chứa bạc và gali, khác biệt ở chỗ, với mục đích cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim, hợp kim này có thành phần khối lượng như sau (% khối lượng):

Vàng     52 – 56

Bạc      43 – 47

Gali      0,9 – 1,2

Tạp chất còn lại

 

BẢN TÓM TẮT SÁNG CHẾ

Sáng chế đề cập đến hợp kim nền vàng chứa bạc và gali, khác biệt ở chỗ, với mục đích cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim, hợp kim này có thành phần khối lượng như sau (% khối lượng)

Vàng     52 – 56

Bạc                  43 – 47

Gali      0,9 – 1,2

Tạp chất còn lại

 

3. Sáng chế dạng phương pháp

 

BẢN MÔ TẢ SÁNG CHẾ

– Tên sáng chế: Phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng bằng thuốc diệt côn trùng

– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập

Sáng chế đề cập đến phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng, cụ thể là phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng bằng thuốc diệt côn trùng.

– Tình trạng kỹ thuật của sáng chế

Đã biết phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng bằng cách phun hoặc tưới thuốc diệt côn trùng lên cây trồng và đất.

Phương pháp này có hiệu quả kinh tế thấp vì lượng thuốc phải sử dụng lớn. Ngoài ra, phương pháp này còn gây ô nhiễm môi trường.

– Bản chất kỹ thuật của sáng chế

Mục đích của sáng chế là tiết kiệm thuốc và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường. Nhằm đạt được mục đích nêu trên, sáng chế đề xuất phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng, tiết kiệm thuốc và giả mmức độ gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp này bao gồm các bước: phết thuốc diệt côn trùng lên màng mỏng v à phủ màng này lên đất trồng và cây công nghiệp.

– Mô tả chi tiết sáng chế

Để thực hiện phương pháp theo sáng chế có thể sửdụng một loại thuốc diệt côn trùng nằm trong danh mục thuốc diệt côn trùng được phép sử dụng. Việc lựa chọn thuốc diệt côn trùng phụ thuộc vào loại côn trùng gây hại, mùa vụ, điều kiện thời tiết, v.v… Cũng có thể phối hợp nhiều loại thuốc diệt côn trùng khác nhau cho một lần thực hiện. Thuốc diệt côn trùng hoặc các loại thuốc diệt côn trùng nêu trên đựoc pha  chế theo tỷ lệ thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và được phếtlên màng mỏng. Có thể sửdụng phương pháp phết đã biết trong lĩnh vực kỹ thuật này, ví dụ phết bằng chổi, con lăn. Màng mỏng có thể được làm bằng chất liệu bất kỳ, nhưng tốt hơn là màng mỏng tự phân hủy để đỡ công thu dọn sau này.

Theo một phương án ưu tiên của sáng chế, thuốc diệt côn trùng được trộn với chất kế dính trước khi phết lên màng mỏng để tăng độ bám dính.

Sau khi phết thuốc diệt côn trùng, màng mỏng được phủ lên đất trồng và cây nông nghiệp bằng tay hoặc cơ giới.

– Hiệu quả đạt được của sáng chế

Nhờ việc phết thuốc diệt côn trùng lên màng mỏng và phủ màng mỏng lên đất và cây trồng, phương pháp theo sáng chế đạt được hiệu quả bảo vệ cây trồng và đất tương đương với giải pháp kỹ thuật đã biết là phun hoặc tưới thuốc trong khi chi phí thuốc diệt côn trùng cho 1 hecta đất giảm xuống còn 100kg. Đồng thời, thuốc diệt côn trùng nằm trong màng mỏng được sử dụng triệt để để diệt côn trùng mà không thâm nhập vào đất nên ít gây ô nhiễm môi trường.

Yêu cầu bảo hộ

Phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng bằng thuốc diệt côn trùng, khác biệt ở chỗ, với mục đích tiết kiệm thuốc sử dụng và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường, phương pháp này bao gồm các bước : phết thuốc diệt côn trùng lên màng mỏng và phủ màng này lên đất trồng và cây nông nghiệp.

 

BẢNG TÓM TẮT SÁNG CHẾ

Sáng chế đề xuất phương pháp bảo vệ đất trồng và cây nông nghiệp bằng thuốc diệt côn trùng. Với mục đích tiết kiệm thuốc và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp này bao gồm các bước : phết thuốc diệt côn trùng lên màng mỏng và phủ màng này lên đất trồngvà cây nông nghiệp.

Đăng ký đơn quốc tế theo PCT

1. Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn quốc tế về sáng chế tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ.

Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm:

a) Nhận đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam;

b) Thu phí gửi đơn quốc tế và thông báo các khoản lệ phí theo quy định để người nộp đơn chuyển cho Văn phòng quốc tế và Cơ quan tra cứu quốc tế theo quy định của Hiệp ước hợp tác về sáng chế – PCT (sau đây gọi là “Hiệp ước”);

c) Kiểm tra các khoản lệ phí có được nộp đúng hạn hay không;

d) Kiểm tra và xử lý đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam theo quy định của Hiệp ước;

e) Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ: nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ của đơn thuộc diện bí mật quốc gia thì không tiến hành tiếp các công việc tiếp theo và các khoản lệ phí sẽ được hoàn trả cho người nộp đơn, trừ lệ phí gửi và lệ phí sao đơn quốc tế;

g) Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế;

h) Gửi và nhận thư từ người nộp đơn và từ các cơ quan quốc tế.

 

2. Ngôn ngữ

Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phải được làm bằng tiếng Anh. Mỗi đơn được làm thành 03 bản.

Trong trường hợp không đủ số bản quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sao thêm cho đủ số bản cần thiết và người nộp đơn phải nộp phí sao đơn quốc tế.

 

3. Cơ quan tra cứu quốc tế và cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế

Đối với các đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam, các cơ quan tra cứu quốc tế và các cơ quan xét nghiệm sơ bộ quốc tế có thẩm quyền là các cơ quan sáng chế, cơ quan sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ của Ôx-trây-li-a, Áo, Liên bang Nga, Thụy Điển, Hàn Quốc và Cơ quan Sáng chế châu Âu.

 

4. Đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam

a) Nếu trong đơn quốc tế có chỉ định Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là Cơ quan được chỉ định. Trong trường hợp này, để được vào Giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ:

(i) Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế, làm theo mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);

(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 của Hiệp ước);

(iv) Phí và lệ phí quốc gia.

b) Đơn quốc tế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định trên đây có thể được chấp nhận với điều kiện người nộp đơn nộp phí, lệ phí theo quy định.

 

5. Đơn quốc tế có chọn Việt Nam

a) Nếu trong đơn quốc tế có chọn Việt Nam thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ là cơ quan được chọn. Trong trường hợp này, nếu việc chọn Việt Nam được tiến hành trong thời hạn 19 tháng kể từ ngày ưu tiên, để được vào giai đoạn quốc gia, trong thời hạn 31 tháng kể từ ngày ưu tiên, người nộp đơn phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ các tài liệu sau đây:

(i) Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế, làm theo mẫu 01-SC quy định tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: bản mô tả, gồm phần mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 và/hoặc Điều 34(2)(b) của Hiệp ước)

(iii) Bản dịch ra tiếng Việt của các phụ lục báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế (khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn);

(iv) Phí và lệ phí quốc gia.

b) Đơn quốc tế nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định trên đây có thể được chấp nhận với điều kiện người nộp đơn nộp lệ phí theo quy định.

 

6. Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải khẳng định lại điều đó trong tờ khai, nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên và theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ, phải nộp bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đã nộp cho Văn phòng quốc tế các tài liệu cần thiết theo Quy tắc 17.1(a) của Quy chế thi hành Hiệp ước.

Đối với đơn PCT, việc xử lý yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phù hợp với Hiệp ước PCT và Quy chế thi hành Hiệp ước.

Theo Cục sở hữu trí tuệ

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *