Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả ?

Hiện nay, có khá nhiều đối tượng không thuộc diện đăng ký bảo hộ quyền tác giả như tin tức, kiến thức khoa học thông dụng, một số tài liệu dạng khác … và một số vấn đề pháp lý khác liên quan đến bản quyền sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả ?

Chào luật sư, Tôi muốn hỏi kĩ về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả ( về lí do, nội dung cụ thể) ? Xin cảm ơn!

Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả ?

Luật sư tư vấn luật về bản quyền trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Theo Điều 15 sửa đổi 2009

Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

1.Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.

Tin tực thời sự thuần túy như đã được trình bày ở trên không mang tính sáng tạo, chỉ đơn giản là những bản tin, số liệu sự thật như dịch bệnh, tai nạn, tin tức xã hội hằng ngày mang tình nhất thời… Tuy nhiên bản tin thời sự có kèm bình luận, phân tích, nhận xét thể hiện sự sáng tạo về trí tuệ của tác giả thì vẫn được bảo hộc quyền tác giả.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Các văn bản trên không được bảo họ quyền tác giả bởi những văn bản này mang tính quyền lực nhà nước mang tính phạm vi tác động tới toàn lãnh thổ của một quốc gia. Nên nếu được bảo hộ thì mọi người sử dụng phải xin phép chủ sở hữu, điều đó làm mất đi mục đích ban hành các loại văn bản này, là nhằm để phổ biến rộng khắp tới tất cả mọi người.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu không thành đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là vì nó không đảm bảo các điều kiện về tính sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

2. Việc trả thù lao, nhuận bút liên quan đến quyền tác giả

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty tôi hiện đang thực hiện chương trình quảng cáo dưới hình thức phát tờ rơi đến một số khách hàng tiềm năng. Trên các tờ rơi, công ty chúng tôi có sử dụng một số bài viết từ nguồn Internet và có ghi tên tác giả. Xin hỏi công ty tôi làm như vậy đã đúng với quy định của luật Sở hữu trí tuệ chưa ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 20 về quyền tài sản của tác giả và Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cụ thể như sau:

“Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.”

Thì việc công ty bạn sử dụng các tác phẩm báo chí đã được đăng trên internet để đăng lại trên các tờ rơi với mục đích thương mại, tuy có dẫn nguồn nhưng chưa được sự cho phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả thì công ty bạn đã vi phạm khoản 3 Điều 20 và khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

3. Sử dụng logo mà không xin phép tác giả thì có bị xử lý không?

Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, Xin giấy phép xin được tư vấn như sau:

Điểm g Khoản 1 Điều 14 Văn bản hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ năm 2013 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau”

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1.Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;…”

Theo đó, tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tượng tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng, hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện triên sản phẩm, bao bì sản phẩm.

Như vậy, tác phẩm tạo hình logo của bạn là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2013 quy định về Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Như vậy, theo quy định pháp luật trên, tác phẩm của bạn sẽ được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, Do đó, nếu bạn có căn cứ chứng minh công ty đã sử dụng tác phẩm của bạn mà không xin phép, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

4. Tác giả bao gồm những chủ thể nào ?

Thưa luật sư, Theo quy định của pháp luật, tác giả bao gồm những chủ thể nào? Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm có được công nhận là tác giả không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 ngày 21/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan thì:

1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:

a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

b) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;

d) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

2. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.

5. Photo tài liệu để học có vi phạm quyền tác giả không ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Xin giấy phép . Trường hợp của bạn, Xin giấy phép xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 quy định:

“1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng”.

Theo quy định của pháp luật, nếu sao chép tài liệu thành một bản nhằm mục đích nghiên cứu, giảng dạy cá nhân thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Theo đó, nghiên cứu khoa học được hiểu là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).

Như vậy, trong trường hợp này, bạn sao chép tài liệu nhằm mục đích học tập chứ không phải nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy cá nhân nên hành vi đó là trái với quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm:

“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Do đó, khi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả thì sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và buộc phải tiêu hủy bản sao tác phẩm đó.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *