Đối tượng, điều kiện để được thuê mua nhà xã hội như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Gia đình tôi muốn thuê mua nhà xã hội để giảm thiểu chi phí. Xin hỏi, đối tượng, điều kiện để được thuê mua nhà xã hội như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– 

2. Luật sư tư vấn:

Điểm b, Khoản 1, Điều 82, Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau: Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10, Điều 49 của Luật này được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 82, Luật Nhà ở 2014: Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 51 của Luật này; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10, Điều 49 của Luật này thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư;

Thứ nhất, về đối tượng được thuê mùa nhà ở xã hội, theo Khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10, Điều 49 Luật Nhà ở năm 2104, thì các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…

Thứ hai, về điều kiện để được thuê mua nhà ở xã hội, đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1m Điều 50, Luật Nhà ở 2014, thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

– Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

– Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 9, Điều 49 của Luật này;

Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7, Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *