Đối mặt rào cản thương mại

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều nước dựng rào cản thương mại để hạn chế hàng nhập khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vốn đã khó, nay càng khó hơn.

Từ nay cho tới cuối năm và những tháng đầu năm 2010, nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ áp dụng những quy định mới mà nếu doanh nghiệp không kịp thời cập nhật thì nguy cơ bị mất đơn hàng, thậm chí bị phạt là rất lớn.

Nhiều quy định mới

Đi kèm với lô hàng trên 2 triệu sản phẩm thớt vừa xuất sang Đức của Công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Thành (TP.HCM) là của nhà sản xuất không sử dụng các loại hóa chất độc hại theo tiêu chuẩn REACH. Đây là quy định mới của Liên minh châu Âu (EU) về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, gồm các nội dung đăng ký, xem xét, cấp phép và hạn chế với hóa chất. Theo đó, không chỉ riêng công ty Đức Thành, mà các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều phải đăng ký hoặc cam kết các loại hóa chất trong nguyên liệu sử dụng là gỗ, vecni, sơn, keo… có độc hại hay không, cũng như tỉ lệ/nồng độ các loại hóa chất này được phép là bao nhiêu để đối tác đăng ký với cơ quan quản lý tại nước sở tại nhằm dễ kiểm soát. Nếu doanh nghiệp không cung cấp, hàng xuất qua có thể bị trả về.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang gặp khó bởi Luật IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing – những quy định về hạn chế các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp không có báo cáo và không theo quy định), được EU áp dụng từ ngày 1/1/2010. Quy định này yêu cầu tất cả các lô hàng hải sản khai thác phải có chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác…, nếu thiếu sẽ không được phép xuất vào EU. Đây là yêu cầu khó đáp ứng được trong thời gian còn lại của năm 2009 khi EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Các chuyên gia thương mại nhận định, chính sách này có thể trở thành một hàng rào phi thuế quan đối với thủy sản Việt Nam.

>>

Vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và kinh doanh theo yêu cầu của nước nhập khẩu

Mặt hàng hoa quả cũng bị “siết” khi  Chính phủ Indonesia vừa ra một quy định mới áp dụng từ ngày 18/8/2009, yêu cầu các nhà xuất khẩu trái cây, rau quả sang Indonesia phải có giấy chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm (CoA) do cơ quan kiểm dịch cấp.

Mỹ cũng ban hành đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA) có hiệu lực từ 10/2/2010 áp dụng đối với ngành dệt may, trong đó danh mục các sản phẩm bị hạn chế nhập khẩu ngày một dài ra. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng đòi hỏi khá nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu.

Nguy cơ bị kiện

Cảnh báo của Bộ Công Thương cho biết, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tiềm ẩn nguy cơ bị kiện bán phá giá, chống trợ cấp. Bởi hiện hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang mang tính tập trung quá lớn về mặt thị trường. 7 thị trường xuất khẩu tập trung của hàng hóa Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc, Singapore, Đức và Anh. Việt Nam đang tập trung xuất khẩu vào 9 mặt hàng được đánh giá là chủ lực, có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm gần đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việt Nam đứng thứ 39/260 nước có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam rất cao (tới 20%/năm), trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân trên thế giới khoảng 6% – 8%/năm. Tiếp đó, những yếu tố khiến các nhà sản xuất Việt Nam dễ rơi vào các vụ kiện phá giá là hoạt động sản xuất gia công và xuất khẩu hàng nguyên liệu nông sản thô, ít qua chế biến, còn chiếm tỉ trọng cao, dẫn tới giá cả hàng hóa rẻ hơn.

20% trên năm là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của VN những năm gần đây

Việt Nam cũng mất cân đối về cán cân thương mại ở các thị trường xuất khẩu chủ lực: tại thị trường Hoa Kỳ Việt Nam đang xuất khẩu lớn gấp 8 lần so với nhập khẩu; tại thị trường Đức và Anh, Việt Nam đang xuất vào gấp 2 lần; tại thị trường Úc, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều gấp 5 lần so với nhập. Do vậy, tính đến tháng 7/2009, Việt Nam đã bị kiện 39 vụ. Việt Nam đang nằm ở trong danh sách 100 nước phải đối mặt với kiện bán phá giá.

Phải tìm cách thích ứng

Thực tế các hàng rào thương mại do các nước dựng lên đều hết sức ngặt nghèo với mục đích hạn chế nhập khẩu và áp dụng cho các nước trên toàn thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không còn cách nào khác là phải chấp nhận. Bộ Công Thương cho rằng, vấn đề của chúng ta là cần phải nhanh chóng tổ chức lại sản xuất và kinh doanh theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Để chủ động, điều đầu tiên là doanh nghiệp cần phải nắm thật kỹ các quy định và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thực tế, hiện nay các doanh nghiệp chỉ biết và thực hiện các quy định mới khi đối tác yêu cầu mà không có một đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu.

Chẳng hạn, liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập và sử dụng trong ngành dệt may và da giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây lúng túng rất lớn cho các doanh  nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó, bởi các doanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thế nào mới đúng.

Đối với các vụ kiện, các doanh nghiệp cần tìm hiểu lý do vì sao bị kiện. Đồng thời, cần có những biện pháp phòng tránh để khỏi vướng vào các vụ kiện và cách thức giải quyết tốt nếu vụ kiện xảy ra. Kinh nghiệm giải quyết các vụ kiện đã qua cho thấy, doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào quá trình điều tra của vụ kiện, sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, thậm chí giảm thiểu thiệt hại. Sự chủ động còn thể hiện ở việc làm minh bạch, rõ ràng sổ sách từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu xuất. 

Một giải pháp khác khá quan trọng đó là điều tiết thị trường. Tuy nhiên, việc này phải do cơ quan quản lý chức năng thực hiện bởi  thông tin về tình hình của thị trường đó chỉ có cơ quan ban ngành mới có thể tiếp cận. Cơ quan quản lý cần sớm có cảnh báo cho doanh nghiệp về việc mặt hàng nào đó quá tập trung vào thị trường, có sự tăng trưởng nóng… để điều tiết xuất khẩu.

Dung Nhi (Doanh nhân)

 

 (: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

——————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

6. ;

7.  ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *