Đòi lại tiền đặt cọc sao cho đúng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Dear Luật Sư. Hiện nay tôi đang có một vụ việc cần luật sư tư vấn giúp. Sự việc tóm tắt như sau: Vào ngày 12/11/2015 tôi và 6 người nữa có tham gia một chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường Nhật Bản tại một trung tâm xuất khẩu lao động, và mỗi người đều phải đặt cọc 1 khoản tiền là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng chẵn) (7 người tổng cộng là 70 triệu đồng) với cam kết là trong vòng 1 năm (tức là đến 12/11/2016) như sau:

– Nếu chúng tôi được đi sang Nhật thông qua trung tâm thì sẽ được hoàn lại tiền cọc (10 triệu đồng)

– Nếu chúng tôi không được đi sang Nhật và trong thời gian này cũng không đi sang Nhật thông qua các trung tâm khác thì cũng sẽ được hoàn lại tiền cọc (10 triệu đồng).

Đến nay đã hết hạn thời gian cam kết hợp đồng, tuy nhiên bên phía trung tâm không có động thái trả lại tiền cọc cho chúng tôi. Chúng tôi đã hẹn họ giải quyết, và họ giải thích là chương trình này bên phía học hợp tác với 1 đối tác bên Nhật. Tiền cọc của chúng tôi họ đã chuyển sang bên Nhật (điều này không có sự đồng ý cũng như chứng kiến của chúng tôi). Vì thế bên phía trung tâm yêu cầu chúng tôi phải ký 1 giấy với bên Nhật. Vậy tôi mong muốn luật sư tư vấn giúp tôi các vấn đề sau:

1. Việc phía trung tâm tự ý chuyển tiền cọc của chúng tôi sang bên Nhật Bản là đúng hay sai và việc họ yêu cầu chúng tôi phải ký yêu cầu thanh toán với phía Nhật có hợp lý không?

2. Khi thời gian hợp đồng đã kết thúc mà phía trung tâm không có động thái liên lạc để thanh toán tiền cọc cho chúng tôi thì có phải là dấu hiệu của việc không?

3. Trong 1 năm hợp đồng diễn ra, tôi và 1 người nữa trong số 6 người còn lại có tiến tới hôn nhân và chuẩn bị có con. Hiện nay phía trung tâm đang vin vào điều này để cáo buộc chúng tôi vi phạm hợp đồng (mặc dù trong hợp đồng không ghi điều này và họ giải thích là phải tự hiểu ??? Ngoài ra cũng không có văn bản nào xác nhận việc vi phạm này cả). Vì thế phía trung tâm có ý định không thanh toán tiền cọc cho chúng tôi.

4. Hiện nay phía trung tâm đưa ra 2 phương án:

– Phương án 1: Chúng tôi phải tiếp tục tham gia các đơn hàng phía họ và khi chúng tôi được sang Nhật thì phía trung tâm mới thanh toán tiền cọc cho chúng tôi (mặc dù thời hạn cam kết trong hợp đồng đã kết thúc)

– Phương án 2: Chúng tôi phải chờ phía họ đòi được tiền từ phía Nhật Bản thì mới thanh toán được cho chúng tôi (không chốt được thời gian khi nào đòi được) mặc dù tiền cọc chúng tôi nộp cho trung tâm tại Việt Nam chứ không phải tại Nhật

5. Tổng hợp các điều trên thì có thể coi phía trung tâm có dấu hiệu lừa đảo và chiếm đoạt tài sản được không? Hiện nay tôi đang cư trú tại quận Cầu Giấy, phía trung tâm kia thì có trụ sở tại quận Thanh Xuân. Vậy nếu chúng tôi muốn khởi kiện trung tâm thì phải ra tòa án quận Cầu Giấy hay Thanh Xuân? Thủ tục như thế nào mong Luật Sư hướng dẫn giúp chúng tôi.

Mong luật sư giải thích giúp. Mong sớm nhận được hồi âm của luật sư. Cảm ơn luật sư. 

Đòi lại tiền đặt cọc sao cho đúng ?

 

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận dân sư, thương mại của , vấn đề bạn quan tâm Xin giấy phép xin trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

;

2. :

Thời điểm bạn giao kết hợp đồng là vào năm 2015 do đó luật áp dụng đối với trường hợp này là Bộ luật Dân sự năm 2005 (nếu 2 bên không có thỏa thuận khác).

1. Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau:

“Điều 358.

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, có thể thấy mục đích của đặt cọc do các bên chủ thể thỏa thuận, việc chỉ ra mục đích của đặt cọc có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực của đặt cọc. Ở đây, theo dữ liệu bạn đưa ra có thể xác định mục đích đặt cọc là đưa bạn sang Nhật hoặc bạn không đi sang Nhật trong vòng 1 năm thì bạn sẽ được trả lại tiền cọc.

Vì vậy việc giao tiền cho đối tác công ty bên Nhật là không đúng.

2. Theo quy định của pháp luật hình sự thì lừa đảo là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, hành vi đó có nghĩa là việc một người dùng những thông tin không đúng để người đó tin là thật và giao tài sản cho. Việc có khẳng định công ty có chiếm đoạt tài sản hay không còn phụ thuộc vào việc công ty đó có thực sự chuyển số tiền đặt cọc cho bên đối tác hay không. 

3. Khi trong hợp đồng không có giao kết về việc kết hôn có ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng hay không thì công ty lại vin vào lý do đó để buộc bạn vì đã vi phạm hợp đồng là không có cơ sở.

4. Như đã trao đổi ở phần 1 thì việc công ty đã nhận tiền đặt cọc của bạn để đảm bảo thực hiện giao dịch thì bên công ty và bạn phải làm đúng. Việc ông ty yêu cầu bạn phải thực hiện 1 trong 2 phương án là không đúng. 

5. Về thẩm quyền yêu cầu khởi kiện: 

Theo quy định của Mục 2 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân sẽ là tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *