Đòi lại tiền cho vay khi người vay tiền chết bằng cách nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trên thực tiễn, có rất nhiều trường hợp người vay tiền qua đời – Vậy có thể đòi lại khoản tiền vay được hay không ? Pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào ? xin giấy phép sẽ tư vấn và giải đáp một số trường hợp cụ thể như sau:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 ()

; ()

2. Nội dung tư vấn:

Luật sư cho hỏi. trong quá trình thực hiện công việc tôi có cho đồng nghiệp vay tiền chỉ ghi ngày …. cho anh a vay số tiền… bằng chữ. ký nhận tiền. và người vay ký vào đó. nhưng anh ấy bị tai nạn và qua đời đột ngột. vậy tôi có đòi được không, và thủ tục như thế nào? mong luật sư hồi đáp. tôi xin cảm ơn.

 Bộ luật Dân sự quy định về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

“Điều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Theo đó, nếu bạn có các chứng cứ chứng minh về giao dịch vay tiền và người đó có tài sản để lại thì bạn vẫn có thể đòi lại số tiền mà bạn cho người đó vay. Trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về những người thừa kế, tuy nhiên, họ chỉ có trách nhiệm trong phạm vi di sản mà người đó để lại nếu không có thỏa thuận khác về việc này.

Kính thưa luật sư. Việc là người chị và anh rể của tôi có mượn sổ hồng của người cô 2 tôi đi vay tiền là 300 triệu đồng,khi ra công chứng thì cô 2 và dượng 2 tôi đều ra kí tên nhưng không biết gì mà chỉ biết kí,và giấy khi kí là hợp đồng sang nhượng. Thời gian sau bên cho vay đã làm thủ tục thay tên đổi chủ sổ hồng luôn. Bây giờ họ đang thưa ra tòa đòi nhà. Luật sư cho tôi hỏi thứ 1 : cô và dượng 2 tôi khi đó đã trên 60 tuổi thì việc mua bán căn nhà có cần phải có con cái xác nhận hay không. Thứ 2: làm giấy sang nhượng nhà thì bên được sang nhượng có được phép thay tên đổi chủ căn nhà hay không. Thứ 3: hiện tại đã hòa giải 2 buổi tại tòa không thành,tôi có thể khởi kiện bên vay về chiếm đoạt tài sản và được không thưa luật sư. Kính mong luật sư giúp đỡ

Nếu đất này đừng tên cô và dượng bạn và họ hoàn toàn minh mẫn thì khi chuyển nhượng không cần phải có sự xác nhận của con cái. Tuy nhiên,trong trường hợp này, cô và dượng của bạn không biết gì về giao dịch nên có thể kiện ra Tòa yêu cầu tuyên bố giao dịch này là vô hiệu do bị lừa dối theo Điều 132 Bộ luật Dân sự 2005: 

“Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.”

Theo đó, các bên sẽ tiến hành hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. 

Ngoài ra, cô bạn còn có thể tố cáo anh chị bạn gửi đến cơ quan công an về hành vi theo Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:

“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về , chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Về việc tố cáo người đó cho vay lãi nặng, nếu có đủ dấu hiệu được quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự thì bạn có thể thực hiện việc này:

“Điều 163. Tội cho vay lãi nặng

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Hiện nay, mức lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định là 9% và mức lãi suất mà pháp luật cho phép là không quá 150% mức lãi suất này.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi quên bạn trai (là khách hàng của cửa hàng) lúc tết năm 2016,làm việc cho ngân hàng Sacombank,quen dc 1 tháng a mượn tiền 500k,nói khi nào ngân hàng trả thẻ thì rút tiền trả,a có cho tôi xem tài khoản lúc đó của ành 73trieu,3 tháng sau a mượn 15 triệu nói cty đang khó khăn,nếu không sẽ đi tù,do tin tưởng anh và sợ anh đi tù thiệt nên tôi đã cho mượn,khi tôi đòi tiền thì a nói đã dùng tiền mua sổ bảo hiểm cho tôi (có cjo tôi ký tên 1 ngân hàng nào đó,lúc đó đang gấp nên ko rõ) nhưng tôi kêu đưa sổ a nói sau này đưa,lúc đó tôi hoang mang lắm.1 tháng sau a tiếp tục mượn tổng cộng la 60 triệu để lo lót cho vị trí của mình để không đi tù,a hứa với tôi rất nhiều,tôi mượn tiền gia đình để đưa a,đến bây giờ tổng cộng a đang nợ tôi 81 triệu,tôi có yêu cầu gặp mặt nói chuyện rõ ràng,đòi tiền nhưng a nói không có hoặc cứ im im không trả ,thậm chí tránh né tôi,tôi ko muốn cho gia đình biết chuyện vì chắc chắn tôi sẽ bị chửi rất nhiều,nhiều lần anh ta còn hâm doạ tôi coi chừng bị đuổi việc ở cty đang làm hoặc đăng hình phản cảm….,trường hợp này tôi muốn tố cáo anh ấy vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,tôi có lưu tin nhắn mà tôi và anh nhắn với nhau qa mạng,ngoài ra khi đưa tiền thì ko có giấy tờ gì khác.hắn có vẻ rất nguy hiểm,tôi ko biết nhà,vì anh ta ở trọ,chỗ làm thì nói là chuyển cty khác,tôi có địa chỉ ở quê và số cmnd của anh ấy,vậy cơ quan luật sư cho tôi xin giúp tôi bây giờ cần làm gì,cám ơn luật sư

Từ những thông tin bạn cung cấp có thể nhận thấybạn trai bạn có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 hoặc Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Do đó bạn có thể gửi đến cơ quan công an kèm theo những chứng cứ mà bạn có để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Ngoài ra, nếu anh ta có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì bạn có thể tố cáo anh ta về tội làm nhục người khac theo Điều 121 Bộ luật Hình sự:

“Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Thưa luật sư, E ở Hà Giang. E có 1 vấn đề muốn hỏi văn phòng luật và cần tư vấn như sau ạ: Do mối quan hệ bạn bè từ lâu, e có cho bạn học của em vay số tiền 650 triệu đồng với nội dung cụ thể như sau: vì học với nhau từ bé, nhìn bề ngoài gia đình bạn là người có điều kiện, tin tưởng bạn vay tiền mình về để kinh doanh. tổng số tiền đó em cho vay nhiều lần, lần nào hỏi vay em cũng có lý do là vay cho khách. đầu năm 2015 nhà bạn thông báo vỡ nợ với số tiền 34 tỉ đồng. vay của rất nhiều người khác nhau. trong khi số tiền đó bạn đấy k cho ai vay 1 nghìn nào..mấy người cùng cho bạn đó vay tien muốn làm đơn để rõ ràng xem tiền của mọi ng bạn đó đã mang đi đâu. vậy giờ tất cả muốn làm đơn thi làm tập thể hay gửi đến cơ quan nào. Và muốn thuê luật sư thì liên hệ với văn phòng thế nào ạ

Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an nếu có chứng cứ chứng minh người đó có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng số tiền vay vào mục đích bất hợp pháp theo Điều 140 Bộ luật Hình sự:

“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Thêm vào đó, việc này phải do từng người chủ nợ thực hiện.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Dân sự – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *