Đòi lại nhà đã tặng cho con cái có được hay không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, năm ngoái vợ chồng tôi có tặng cho con trai tôi là x toàn bộ diện tích nhà đất với điều kiện phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ già. Nhưng trong quá trình chung sống xảy ra mâu thuẫn, do không có nơi ở khác nên vợ chồng tôi có quyền đòi lại đất không? tôi cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Vụ khởi kiện đòi lại nhà đất của ông bà là đúng. Ông bà có quyền đòi lại nhà đất trong 2 trường hợp: (1) Hợp đồng tặng cho bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, (2) Hợp đồng tặng cho có hiệu lực trước thời điểm xảy ra tranh chấp và con trai ông vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng tặng cho.

Giải thích:

    Việc tặng cho giữa hai vợ chồng ông và anh x được thực hiện bằng hợp đồng tặng cho có điều kiện, cụ thể là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất. Theo đó,anh x phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ già.

Theo Điều 457 BLDS 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản:

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”.

    Theo quy định Điều 459 Bộ luật dân sự thì:

“ 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Như vậy, trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất phải được thực hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, phải đăng ký quyền sở hữu. Trường hợp đã tặng cho hoàn tất, việc chuyển quyền sở hữu đã xong thì tài sản đã thuộc về người được tặng cho, người tặng cho không thể đòi lại.

Điều 462 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về tặng cho có điều kiện như sau:

“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

2. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. 

Nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ là nghĩa vụ không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Nghĩa vụ này cũng được pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định. Cụ thể, tại điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có các quy định như sau:

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Khoản 2 Điều 71 quy định con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Từ đó có thể khẳng định điều kiện tặng cho trong vụ việc này là không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Cụ thể, sau khi tặng cho nếu bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ là điều kiện tặng cho thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu anh x không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ thì vợ chồng ông có quyền đòi lại tài sản là nhà và quyền sử dụng đất.

Điều 120 BLDS 2015 quy định để một giao dịch dân sự có điều kiện như sau:

“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a, Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b, Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c, Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2.Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

    Căn cứ theo thực tế, vợ chồng ông và anh x là những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Hợp đồng tặng cho có nội dung và mục đích không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Vì vậy hợp đồng tặng cho này có hiệu lực và phải xem xét anh x có vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng tặng cho hay không?

    Trong trường hợp này nếu anh x không phụng dưỡng bố mẹ già, không chăm lo cho bố mẹ đầy đủ, hiếu thuận với bố mẹ thì đã vi phạm điều kiện của giữa ông bà và anh x. Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 462 BLDS 2015, ông bà có quyền đòi lại nhà đất đã tặng cho.

    Kết luận, ông bà chỉ có quyền kiện đòi lại nhà đất trong hợp đồng tặng cho nếu anh x vi phạm một trong hai trường hợp trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *