Doanh nghiệp nợ lương, người lao động phải giải quyết như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp tại Việt Nam nợ tiền lương đối với người lao động. Vậy, người lao động cần làm gì để đảm bảo các quyền lợi pháp lý căn bản của mình. Luật sư của công ty luật DV Xingiayphepsẽ tư vấn và giải đáp một số trường hợp pháp lý cụ thể:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Kính gửi Công Ty Xin giấy phép. Tôi xin trình bày sự việc của tôi như sau: Trước đây tôi có làm cho một công ty tại TP HCM được gần 6 năm ( từ 2010 – 2016 ) Hiện tại tôi đã nghỉ việc tại công ty và công ty có nợ tôi lương 5 tháng ( từ tháng 3 – 7 ) Tôi đã gửi rất nhiều email yêu cầu công ty xác nhận công nợ lương cho tôi nhưng công ty không trả lời. Và hiện tại tôi đang nắm giữ toàn bộ hồ sơ giấy tờ báo cáo tài chính năm 2015 của công ty. Tôi yêu cầu phía công ty phải trả lương cho tôi thì tôi mới trả lại toàn bộ số hồ sơ này ( bao gồm toàn bộ hóa đơn chứng từ báo cáo tài chính của công ty năm 2016 ). Công ty nói khó khăn chưa có tiền thanh toán. Bây giờ tôi không biết làm như thế có vi phạm pháp luật không. Rất mong công ty tư vấn giúp tôi để tôi có thể lấy được lương và không vi phạm pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 Thứ nhất , việc công ty không trả lương cho bạn khi hi bên chấm dứt HĐLĐ là không đúng theo quy định của pháp luật 

Bộ luật lao động 2012 quy định :

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Vậy trong trường hợp này , trong vòng 07 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ công ty phải thanh toán đầy đủ tiền lương cũng như các khoản trợ cấp khác cho bạn, đồng thời bạn có trách nhiệm bàn giao lại công việc cho công ty . Trong trường hợp bạn không bàn giao lại công việc cho công ty và ngược lại công ty cũng không toán lương cho bạn trong vòng 07 ngày thì nếu thuộc trường hợp đặc biệt , hai bên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày ( trường hợp đặc biệt có thể gặp khó khăn về thiên tai , khoảng cách địa lý…). Vậy bạn chỉ nên giữ báo cáo tài chính của công ty trong vòng 30 ngày kể từ ngày bạn chấm dứt HĐLĐ ,sau thời gian 30 ngày bạn có thể trả lại giấy tờ này cho công ty và yeu cầu cônng ty thanh toán khon tiền lương cũng như các khoản trợ cấp đang nợ bạn . Trong trường hợp bạn không hoàn thành nghĩa vụ bàn giao giấy tờ cho công ty thì cả bạn và công ty đều trái với quy định của pháp luật về lao động . 

Thứ hai , về việc đòi lại số tiền lương công ty đang nợ bạn 

Đầu tiên bạn cần phải thương lượng và yêu cầu cán bộ công đoàn cấp cơ sở của công ty hỗ trợ trong việc đồi nợ lương , trường hợp 2 bên không thể thương lượng được thì bạn có thể lụa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằn hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện tại tòa án :

Theo Điều 202 quy định Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Vậy bạn cũng có thể trực tiếp khởi kiện tại tòa án mà không cần thông qua hòa giải viên lao động . 

Khi tiến hành khởi kiện bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm :

-Bản sao giấy tờ tùy thân của bạn 

-Bản sao hợp đồng lao động và quyết định cho thôi việc .

-Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động 

Luật sư vui lòng cho mình hỏi về việc khiếu nại tiền lương Trường hợp của mình như sau. Mình làm việc cho công ty máy tính do kinh doanh không được thuận lợi nên công ty nợ lương lại mình vẫn thông cảm và tiếp tục hợp tác làm việc nhưng thời gian nợ lương keo dài và bên công ty không có hướng giải quyết lương cho tôi cũng như các anh em kỹ thuật khác vì làm việc không lương và bến phái công cty cũng không nói gì nên mình đã nghĩ việc và đến nay công ty vẫn không giải quyết lương cho mình,mình có liên hệ để hỏi nhưng bên phía công ty không có thiện chí giải quyết. Bây giờ mình phải làm thế nào để có thể đòi số tiền lương mà công ty đang nợ. theo mình biết công ty cũ đã tuyến bố phá sản và hiện tại đã thành lập công ty mới và vẩn ở địa chỉ cũ. Mình làm cho công ty được hơn hai năm nhưng không có ký hợp đồng cụ thể. Xin luật sư tư vấn bây giờ mình phải làm thế nào ? Xin chân thành cảm ơn ! 

Trong trường họp này , khi công ty cũ bạn làm việc phá sản thì trình tự thah toán nợ phải tuân thủ như sau :

Thứ tự phân chia tài sản (Điều 54 Luật Phá sản 2014)

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Vậy khi công ty cũ phá sản thì sau khi thanh toán các chi phí phá sản công ty phá thanh toán lương cho bạn , bạn cần xác định xem công ty bạn làm việc thuộc loại hình doanh nghiệp nào , thứ nhất đối với công ty tư nhân hoạc công ty hợp danh thì phạm vi tài sản dùng để thanh toán nợ sẽ là toàn bộ tài sản của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc của thành viên hợp danh , thứ hai , nếu công ty thuộc loại hình doanh nghiệp khác thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản họ đã đưa vào góp vốn trong công ty và các tài sản khác phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty . 

Nếu bạn thuộc trường hợp thứ nhất thì bạn có thể kiện đòi lương của mình đối với người đại diện theo pháp luật của công ty cũ

Nếu bạn rơi vào trường hợp thứ hai , công ty cũ không đủ tài sản để thanh toán lương cho bạn thì việc đòi lại lương sẽ rất khó khăn , do công ty này đã châm dứt tư cách pháp nhân và người quản lý , điều hành công ty chỉ có trách nhiệm trên phần vốn góp của họ .

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với 24/7 gọi số:  hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư lao động – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *