Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản và Mức phạt tội trộm cắp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là bao nhiệu tuổi ? Hình phạt mà người trộm cắp phải chịu và một số vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc xử lý hành vi trộm cắp tài sản sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. 17 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp không ?

Kính chào Luật sư, Em có một câu hỏi rất muốn được giải đáp như sau, người trộm cắp khi 17 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Công ty Xin giấy phép . Với thắc mắc của bạn, Công ty Xin giấy phép xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trách nhiệm hình sự đặt ra với người 17 tuổi được quy định tại Điều 12 (văn bản thay thế: ) về tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

”1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Tội trộm cắp được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

”1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

”1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;”

Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo tới Cơ quan công an cấp huyện nơi người em này đang cư trú để giải quyết.

Trân trọng./

2. Công ty yêu cầu bồi thường thiệt khi nhân viên có hành vi trộm cắp ?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 101 quy định về Khấu trừ tiền lương như sau:

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

Theo Điều 130 Bộ luật Lao động 2012 quy định về Bồi thường thiệt hại như sau:

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Như vậy, người lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động bằng biện pháp khấu trừ lương trong trường hợp: người lao động gây thiệt cho người sử dụng lao động trong thời gian làm việc, có lỗi của người lao động.

Theo thông tin bạn cung cấp, việc bạn bị khấu trừ lương do làm mất hàng của công ty chỉ đúng khi mức khấu trừ đúng với tổn thất vật chất bạn gây ra cho công ty trong thời gian bạn làm việc thu ngân từ ngày 29/7 đến ngày 1/8. Phần lương còn lại của bạn phải được trả theo thỏa thuận đã có khi ký kết hợp đồng lao động giữa bạn và công ty. Bạn có quyền yêu cầu công ty phải hoàn trả phần lương còn thiếu hoặc khởi kiện ra Tòa án để được hoàn trả theo quy định.

Trân trọng ./.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trộm cắp tài sản

Xin giấy phép tư vấn và giải đáp vướng mắc về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trộm cắp tài sản theo luật hình sự:

Luật sư tư vấn:

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trộm cắp tài sản, căn cứ Khoản 1 Điều 12.Tuổi chịu trách nhiệm hình sự () quy định như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.”

Như vậy, con trai của chị bạn năm nay 17 tuổi, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 138 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Theo quy định này, con trai của chị bạn sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Ngoài ra, Điều 46 Luật Hình sự cũng có quy định các tình tiết giảm nhẹ như sau:

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

Điều 47 quy định:

“Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

Trong trường hợp này, nếu con của chị bạn có các tình tiết giảm nhẹ, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

Trân trọng./.

4. Hành vi mua lại hàng ăn trộm có bị xử lý không?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 250 của bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:

“1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d) Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Ngoài ra, nếu như phía bên tiêu thụ sản phẩm nói trên đã biết về hành vi trộm cắp, và có hứa hẹn trước về việc tiêu thụ tài sản trộm cắp nói trên, thì rất có thể người tiêu thụ (chủ cửa hàng) cũng bị truy tố với tư cách đồng phạm của tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 của bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Tuy nhiên, nếu như người tiêu thụ số sản phẩm trộm cắp nói trên không biết gì về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm và nhận tiêu thụ một cách ngay tình thì chủ cửa hàng này có thể không bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh nói trên. Việc chứng minh là có tội hay không có tội là trách nhiệm của cơ quan điều tra.

Trân trọng ./.

5. Không trực tiếp thực hiện hành vi trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Luật sư tư vấn:

Điểm a, khoản 1 điều 15 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi trộm cắp tài sản bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Tuy nhiên cần xét giá trị của tài sản bị trộm cắp. Theo quy định của bộ luật hình sự năm 1999:

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Như vậy, cần xác định giá trị của con chó đó, nếu giá trị lớn từ 500 nghìn đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.

Về hành vi của bạn, cần xét đến trường hợp bạn có hứa hẹn trước về việc sẽ chứa chấp tài sản do hành vi phạm tội mà có không?

Nếu bạn hứa hẹn sẽ chưa chấp tài sản cho Hoàng, theo quy định của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với vai trò đồng phạm.

Trường hợp bạn không hứa hẹn, theo quy định tại điều 250 bộ luật hình sự năm 2009 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp ;

c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

d) Thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

b) Thu lợi bất chính rất lớn.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Như vậy dựa vào giá trị tài sản do hành vi trộm cắp mà có, hành vi của hai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Trân trọng ./.

6. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản trong gia đình

Luật sư tư vấn:

Điều 138, Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định cụ thể về tội trộm cắp tài sản. Ngoài ra trong Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định:

Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy trong trường hợp này ba của bạn đã có hành vi trộm số tiền 5 triệu của bà nội, sau đó bà nội báo lên cơ quan công an, như vậy kể từ khi nhận được thông tin tố giác tội phạm cơ quan điều tra phải có nghĩa vụ điều tra xác minh tội phạm đã xảy ra.

Trên thực tế, ba của bạn trộm số tiền trị giá 5 triệu đồng đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 và tội này theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 không thuộc những tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại, có nghĩa là bà của bạn ở đây là người bị hại tuy đã viết đơn bãi nại và yêu cầu không khởi tố nhưng tội phạm mà ba bạn phạm phải thuộc trường hợp bị khởi tố khi cơ quan điều tra xác minh được tội phạm và không phụ thuộc vào việc người bị hại viết đơn bãi nại và yêu cầu không khởi tố.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *