Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Sau khi nghỉ việc tại một đơn vị sử dụng lao động, trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, người lao động được bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp để ổn định đời sống trong thời gian tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các điều kiện của từng người lao động mà họ có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không được hưởng. xin giấy phép giải đáp các thắc mắc của khách hàng về điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định tại Điều 49 , người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

– Người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang đóng bảo hiểm thất nghiệp

– Người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 24 tháng trước khi thôi việc hoặc trong thời hạn 36 tháng trước khi thôi việc trong trường hợp người lao động ký hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định của pháp luật

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Việc xác định người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 . Tức là nếu người lao động làm việc với hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên thì thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, việc thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ do người sử dụng lao động nộp cùng với bảo hiểm xã hội. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, tháng liền kề được tính là người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội cũng bao gồm trường hợp tạm hoãn hợp đồng. Do đó, cần lưu ý nếu hai bên thỏa thuận để cho người lao động nghỉ việc trong tháng ngay trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động mà trên 14 ngày trong tháng thì phải có thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng mới có khả năng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp của khoản tiền mang tính chất trợ cấp giúp người sử dụng lao động ổn định đời sống trong thời gian chưa có việc làm, không có thu nhập và người lao động đó phải có đủ điều kiện để tiếp tục tham gia lao động. Do đó, nếu người lao động nghỉ việc để hưởng lương hưu hoặc hưởng trợ cấp mất sức lao động thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng. Đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp xuất phát từ việc không xem việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là một hoạt động đầu tư sinh lợi, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện.

Việc tính thời hạn để xác định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính từ tháng người lao động nghỉ việc (nếu tháng nghỉ việc có số lượng ngày nghỉ dưới 14 ngày) hoặc tính từ tháng liền kề trước tháng người lao động nghỉ việc (nếu tháng người lao động nghỉ việc có số lượng ngày nghỉ trên 14 ngày) về trước. Luật Việc làm 2013 quy định điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc để hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động theo hợp đồng lao động mùa vụ thấp hơn so với hợp đồng lao động xác định thời hạn và không xác định thời hạn. Tuy nhiên, tổng thời gian đóng BHTN của bất kỳ trường hợp nào cũng phải có thời gian trên 12 tháng thì mới được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động chỉ có thể làm hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 3 tháng kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Thời điểm này được xác định dựa trên quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng,…của người sử dụng lao động do đó nếu người sử dụng lao động chốt và trả sổ BHXH muộn cho người lao động thì người lao động có thể sẽ không kịp thời gian để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau thời gian nộp hồ sơ 15 ngày mà vẫn chưa tìm được việc làm thì người lao động được hưởng BHTN theo quyết định của bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn để nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Quyết định nghỉ việc hoặc hợp đồng lao động hết hạn

– Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

Người lao động có thể nộp hồ sơ tại bất kỳ trung tâm dịch vụ việc làm nào do Nhà nước thành lập để được giải quyết chế độ theo quy định pháp luật.

Về mức hưởng: Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ có mức hưởng như sau:

+ Nếu đóng bảo hiểm từ đủ 01 năm đến 03 năm thì sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Các năm sau đó, mỗi năm đóng đủ sẽ được hưởng thêm một tháng trợ cấp.

Mức hưởng mỗi tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương 06 tháng cuối cùng trước khi người lao động nghỉ việc.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu có vấn đề gì còn vướng mắc quý khách hàng có thể : để được hỗ trợ.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *