Điều kiện để làm người giám hộ (Bộ luật Dân sự 2015)

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bộ luật Dân sự 2015 có những thay đổi quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong điểm làm luật của các nhà lập pháp theo chiều hướng cập nhật những tiến bộ của các nền lập pháp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cần phải nói rằng, cá nhân là chủ thể đầu tiên của pháp luật dân sự, do đó những thay đổi trong chế định cá nhân đặc biệt là “điều kiện để làm người giám hộ ” là một bước tiến vượt bậc của luật pháp.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Điều kiện để làm người giám hộ     

Để có thể là người giám hộ, chủ thể liên quan phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định tại Điều 60  và Điều 49 . So với Điều 60 của  thì về nội dung  có sự bổ sung điều kiện người giám hộ là cá nhân không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên tại khoản 4 Điều 49 . Đây là một quy định cần thiết, các điều kiện khác tại Điều 49  nhìn chung không khác so với Điều 60 . Tuy nhiên về mặt kỹ thuật lập pháp, việc sắp xếp lại nội dung các điều luật làm cho điều luật được liền mạch, có sự gắn kết giữa các điều kiện và nội dung của điều luật dễ hiểu hơn. Khoản 3 Điều 60  quy định người giám hộ “có điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện việc giám hộ”. Đây là một quy định hết sức chung chung, điều kiện cần thiết ở đây  là điều kiện gì?. Quy định này làm cho việc giải thích và áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khan. Tới khoản 2 Điều 49  đã quy định dứt khoát: “các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”. Như vậy, tùy vào người được giám hộ là đối tượng nào có thể thấy quyền và nghĩa vụ mà BLDS đặt ra cho người giám hộ, trên cơ sở đó có thể biết được điều kiện đó là điều kiện gì.

Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ không được quy định tại BLDS 2005 mặc dù người giám hộ theo  bao gồm cá nhân và tổ chức. Dự thảo mà Chính phủ trình Quốc hội để thông qua vào năm 2015 muốn khắc phục nhược điểm của  bằng cách bổ sung quy định với nội dung:

 

“1. Có năng lực pháp luật dân sự,

2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.

 

Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng “khoản 1 là không ổn. Bởi lẽ, pháp nhân nào cũng có năng lực pháp luật dân sự nhưng không phải pháp nhân nào cũng có thể làm giám hộ (như một công ty thương mại). Do đó, cần nhấn mạnh năng lực trong việc thực hiện giám hộ”. Từ đó, đã có đề xuất thay khoản 1 bằng “có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ”. Hướng đề xuất này đã được chấp nhận và cuối cùng Điều 50  quy định:

 

 “Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;

2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.

 

Việc đặt ra các quy định về điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ là một quy định hoàn toàn cần thiết để giúp cho các quy định của  được thực hiện trên thực tế.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *