Điều khiển xe gây tai nạn giao thông làm chết người thì bồi thường như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông chết người là gì ? Mức bồi thường đối với các vụ tai nạn giao thông ? Khi nào gây tai nạn giao thông chết người bị khởi tố ? … và mốt số vướng mắc khác liên quan sẽ được giải đáp:

Mục lục bài viết

1. Gây tai nạn làm chết người thì bồi thường như thế nào ?

Thưa Luật sư, mức độ bồi thường của chủ xe với người bị hại khi gây tai nạn giao thông làm chết người được quy định như thế nào? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Ngưởi gửi: Tran Quoc Tri

>> :

Trả lời:

Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Việc điều khiển xe gây tai nạn chết người , người điều khiển xe có thể phải gánh chịu nhiều hậu quả pháp lý bất lợi. Trong đó phải kể đến trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự ( trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Điều 604 có quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Mức độ bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại phần II.2 , cụ thể như sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

2. Trách nhiệm hình sự

Việc bạn điều khiển xe gây tai nạn chết người có thể cấu thành các tội phạm như Tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ( Điều 202), hoặc Tội giết người ( Điều 93), hoặc Tội vô ý ( Điều 98).

tại điều 202 quy định :

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Mặt khác, nếu bạn cố ý điều khiển xe của mình nhằm tước đoạt đi mạng sống của người khác thì bạn có thể phạm , cụ thể theo quy định tại Điều 93

“Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

Nếu bạn do vi phạm quy tắc điều khiển phương tiện giao thông, vô ý làm chết người thì bạn có thể bị xử về tội Vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98

“Điều 98. Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Do những thông tin bạn cung cấp khá chung chung nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể hậu quả pháp lý mà bạn phải chịu. Bạn dựa vào những quy định nêu trên để áp dụng vào trường hợp của mình.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Trận trọng./.

>&gt Xem thêm: 

2. Bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Cháu có một thắc mắc như sau ạ: Mẹ cháu bị tại nạn giao thông bi thương rất nghiêm trọng và phải mổ não và hơn 1 tháng rồi vẫn chưa tỉnh ạ.Mẹ cháu đi xe đạp đi bên phải đường người kia đi cùng chiều và đâm phải?.Theo như công an khám nghiệm hiện trường thì người kia sai vì không làm chủ được tốc độ.Vậy cho cháu hỏi là trường hợp này người kia bị xử lý như thế nào? Mức bồi thường là bao nhiêu?.

Cháu xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.Đ.N

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra tư vẫn cho bạn như sau:

Thứ nhất, Người gây tai nạn bị xử lý như thế nào:

Căn cứ vào Điều 202 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Điều này quy định như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe và tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”

Như vậy, theo như thông tin mà bạn đưa ra nếu sau khi xem xét, thu thập chứng cứ nếu Cơ quan điều tra xét thấy có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bạn thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã gây ra tại nạn cho mẹ của bạn theo đúng quy định của pháp luật.

Do đó, người gây ra tai nạn cho mẹ bạn nếu có đủ chứng cứ chứng minh anh ta vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì anh ta sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, theo như thông tin bạn đưa ra thì mẹ bạn phải mổ não và năm viện 1 tháng vẫn chưa tỉnh nên ta còn xem xét cả về vấn đề bồi thường thiệt hại trong dân sự. Theo Điều 604 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.”

Theo đó, người gây tai nạn cho mẹ bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì vấn đề của bạn thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại mục 1 thì trách nhiệm bổi thường thiệt hại phát sinh khi đủ 4 yếu tố: phải có thiệt hại xaỷ ra (thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Trong trường hợp của bạn: người gây tai nạn không làm chủ được tốc độ – đây là hành vi trái pháp luật và đã gây thiệt hại cho mẹ bạn. Chắc chắn một điều rằng họ có ý thức được đó là hành vi trái pháp luật và sẽ rất nguy hiểm nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Do vậy, hành vi của người gây thiệt ahij đã đủ để phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với mẹ của bạn.

Thứ hai, mức bồi thường là bao nhiêu

Theo quy định tại Điều 605 BLDS 2005 và NQ 03/2006 NQ – HĐTP về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Việc bồi thường trước hết phải do các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp của bạn là người kia đã gây ra thiệt hại về sức khỏe cho bạn. Căn cứ để tính mức bồi thường thiệt hại về sức khỏe đã được quy định rõ tại mục II NQ 03/2006 NĐ-HĐTP và Điều 609 BLDS năm 2005.Theo đó, với trường hợp của bạn, bạn được bồi thường những khoản như sau: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của bạn, đó có thể là: tiền thuốc, tiền mua các thiết bị y tế, tiền thuê phương tiện đi lại phục vụ cho việc chữa bệnh. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của bạn trong thời gian bị tai nạn không đi làm được. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc bạn trong thời gian điều trị.

Ngoài ra, bạn còn được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Mức độ tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại được xác định là mức độ tổn thất về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín… . Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần còn căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình bạn và bạn. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần được căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 thág lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Về thời gian bồi thường thiệt hại thì luật chỉ quy định theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, không xác định một mốc thời gian cụ thể nên bạn sẽ nhận được khoản bồi thường sau khi hoàn tất thủ tục. Pháp luật không có quy định cụ thể về thời gian được hưởng bồi thường mà chỉ có quy định thời hạn được hưởng bồi thường. Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Tòa án sẽ giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.

Trên đây là sự tư vấn của chúng tôi, hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc và giúp bạn tìm được hướng giải quyết tốt nhất cho bạn và gia đình. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

>&gt Xem thêm: 

3. Pháp luật sẽ xử lý người gây tai nạn như thế nào ?

Xin chào luật sư, Nhờ luật sư giúp đỡ giải quyết cho em trong trường hợp: Chồng em chở vợ và 2 con điều kiện xe moto đi sát lề đường bên phải. Lái xe ô tô điều khiển xe cùng chiều đang nghe điện thoại. đâm vào đuôi xe máy của em làm cả gia đình thương tích.

Trong đó em là vợ ngồi sau cùng bị nặng nhất phải cấp cứu điều trị dài ngày: Gãy eo cột sống, xuất huyết dưới nhện, xuyết huyết bàng quang do chấn thương và còn xây xát cơ thể. Em phải điều trị tại bệnh viện TW Huế nửa tháng và về nhà uống thuốc, nẹp lưng trong thời gian 1 tháng nữa, và bác sĩ bảo phải 5-6 tháng sau mới có thể đi xe máy được. Em xin hỏi luật sư trường hợp của em pháp luật sẽ xử lý người gây tai nạn như thế nào?

Em cảm ơn nhiều!

Người gửi: L.V.T

>>

Trả lời:

Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định định tại Điều 202 (văn bản mới: ).

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm…”

Theo khoản 1 Điều 2 Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông thì:

Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 202 đến Điều 205, Điều 208 đến Điều 215, Điều 217, Điều 220; khoản 2 các điều 206, 207, 216, 218, 219, 222, 223 Bộ luật hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

a) Làm chết một người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của từ hai người trở lên với của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới bảy mươi triệu đồng;

e) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ bảy mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”.

Do bạn không nêu rõ về tỷ lệ thương tật nên chưa khẳng định được có đủ điều kiện cấu thành tội phạm hay không? Khi không đủ cấu thành tội phạm thì trường hợp của bạn sẽ thuộc trường hợp xử phạt hành chính.

Về bồi thường thiệt hại, các bên phải tuân theo nguyên tắc được quy định tại Điều 605 (văn bản mới: ).

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 609 BLDS năm 2005. Cụ thể hơn, tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Để xác định được mức độ bồi thường, trách nhiệm của từng người thì cơ quan điều tra cần có kết quả giám định thương tật, mức độ lỗi của mỗi bên. Do đó, bạn có thể yêu cầu phía bệnh viện cung cấp kết quả giám định thương tật nếu hiện tại bệnh viện chưa cung cấp, để hoàn thiện hồ sơ và khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người đã gây thiệt hại cho bạn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn gia thông ?

Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn như sau: Từ khi bị người khác gây tai nạn tôi mất khả năng lao đông.Thiêt hại rất lớn về kinh tế và sức khỏe cho tôi. Các con tôi còn nhỏ không ai chăm sóc. Công viêc mỗi ngày mai môt vì thiếu sự hiện diện của tôi.

Ngoài viêc đưa tôi tới bệnh viện thăm khám gia đình họ cho là hết trách nhiệm với tôi. Tôi gọi điện và nhắn tin mời qua gặp tôi nói chuyện năm lần bảy lượt. Gia đình họ không quá và nhắn tin lại gia đình họ cũng khó khăn. Vậy tôi phải làm những gì để có thể quy trách nhiệm họ trước pháp luật ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Theo quy định tại Điều 604 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Theo như bạn cung cấp thì người gây tai nạn cho bạn làm bạn bị suy giảm về sức khỏe. Thiệt hại về sức khhoer được xác định như sau:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”

Như vậy, người gây tai nạn có trách nhiệm phải bồi thường các khoản tiền như theo quy định ở trên. Nhưng hiện nay, phia gây tai nạn không liên hệ với bạn, cũng không có bất kì một khoản hỗ trợ nào dành cho bạn trong khi bạn đang rất cần sự giúp đỡ từ họ.

Ngoài ra, nếu như bên kia có hành vi vi phạm an toàn giao thông được bộ, còn có thể xem xét truy tố hình sự theo Điều 202 :

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

  1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

  3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Bộ luât tố tung dân sự thì “Tranh chấp vê bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” thuộc thẩm quyền giải quyết cảu Tòa án. Vì vậy, nếu bạn liên hệ với phía gây tai nạn mà họ tiếp tục tránh mặt và không bồi thường thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Trình tự, thủ tục khởi kiện như sau:

I. Thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện

Để yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp về đòi nợ thì phải đáp ứng những điều kiện sau :

– Thứ nhất là vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện :

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự hoặc thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại theo Điều 158 và Điều 162 Bộ luật dân sự.

– Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án :

Căn cứ Điều 33, Điều 34, Điều 35 thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

– Thứ ba là hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật :

Hồ sơ khởi kiện bao gồm :

– Đơn khởi kiện (Theo mẫu)

– Giấy tờ điều trị ở bệnh viện và các tài liệu khác.

– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;

– Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện;

– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).

– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

II. Thủ tục thụ lý và thời hạn giải quyết của Tòa án sau khi thụ lý vụ án :

1. Thủ tục thụ lý vụ án

Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí của người khởi kiện thì Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết.

2. Thời hạn giải quyết vụ án :

– Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

– Thời hạn mở phiên tòa : Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.

– Thời hạn hoãn phiên toà : không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

5. Thủ tục nhận lại xe không chính chủ cho mượn gây tai nạn ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Anh trai tôi có để lại cho tôi 1 xe máy. Nhưng tôi chưa sang tên đổi chủ. Hôm mùng 6/9 vừa qua tôi có cho bạn mượn xe. Khi đi trên đường bạn tôi có đâm vào người đi bộ trong tình trạng có uống rượu. Cả hai được đưa vào viện cấp cứu. Đến giờ cả hai đều đã bình thường. Bây giờ tôi muốn lấy xe ra. Khi tôi hỏi mấy anh CSGT thì các anh có bảo là đợi bên bị nạn và bên gây tai nạn ra viện và làm giấy cam kết và giấy thỏa thuận của 2 bên gia đình là để tự giải quyết.

Nhưng khi đã có đủ nhứng thứ đó tôi có lên công an thì được biết phải cần giấy phép lái xe của người gây tai nạn và giấy mua bán xe. Khi đó bạn tôi có gửi bằng đi ép cùng với bằng ô tô nên chưa có bằng. Các anh CSGT có nói nếu không có sẽ bị phạt 2 triệu 200 (1 triệu 2 phạt người điều khiện vì chưa có bằng, 1 triệu phạt chủ xe vì cho người chưa đủ điều kiện mượn xe), và giữ xe 60 ngày.

Tôi muốn hỏi bây giờ tôi phải làm những gì để có thể lấy được xe ra? Ngoài những giấy tờ bên phía CSGT yêu cầu tôi có cần thêm giấy tờ gì nữa không? Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: L.P

Trả lời:

Đối với trường hợp của bạn, để có thể lấy xe về, bạn cần phải hoàn thành các nghĩa vụ về tài chính và thủ tục tại cơ quan công an.

Do bạn chưa sang tên đổi chủ khi anh bạn để lại xe (theo quy định khi mua, được cho, được phân bổ, được điều khiển, được thừa kế) chiếc xe máy; Đồng thời, bạn đã có hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.

Theo quy định tại :

Sửa đổi Điều 30 như sau:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy vàcác loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chứclà chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;

b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên củamình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển,được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy vàcác loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện mộttrong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc đểcho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giaothông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông.”

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyếnChúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *