Diện tích xây dựng và đua mái tôn ra ngoài chỉ giới xây dựng

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: Gia đình tôi xây dựng công trình là cổng nhà trước cửa nhà mà không có giấy phép xây dựng 2 năm trước, tuy nhiên việc xây dựng của tôi chỉ là tạm thời ( chỉ có 2 cột sắt và tấm cuốn), vì nghĩ vậy nên tôi không xin giấy phép xây dựng.

Mục lục bài viết

Nay tôi bị gia đình hàng xóm tố cáo về việc không xin giấy phép xây dựng và lấn chiếm đất công. Do tôi xây dựng trong phạm vi chỉ giới xây dựng nhưng phần tôi xây dựng cổng lại không có trên sổ đỏ. Vậy tôi có bị xử phạt hành chính trong trường hợp này không? Tôi xin chân thành cám ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Xin giấy phép, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và xin được trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 139/2017/NĐ-CP

Một số khái niệm

-Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.

-Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.

-Chỉ giới xây dựng ngầm: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm

Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.

Nội dung phân tích

Với thông tin bạn cung cấp, nếu bạn xây trong phạm vi chỉ giới xây dựng, theo quy định mà chúng tôi đã nêu trên thì chỉ giới xây dựng: “là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng” thì bạn chưa vi phạm pháp luật với hanhf vi lấn chiếm đất công. Có thể khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn chưa đo vẽ và xin cấp giấy với phần công trình này hoặc phần đất này được mở rộng thêm trong quá trình sử dụng vì nguyên nhân khách quan.

Tuy nhiên, với việc đất của bạn là đất ở tại đô thị nên trước khi bạn xây dựng công trình bạn buộc phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền, do bạn không xin giấy phép mà vẫn lắp đặt cổng thì bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về quản lý xây dựng

5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.

12. Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

a) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Chúng tôi dùng cụm từ “có thể bị xử phạt” với trường hợp của bạn với lý do thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là 02 năm kể từ ngày có hành vi vi phạm, khi hết thời hiệu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có quyền xử phạt bạn.

Vậy bạn có thể tham khảo những quy định nêu trên để có hướng giải quyết phù hợp với trường hợp của mình.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *