Điểm mới về quyền được khai sinh, khai tử quy định theo Bộ luật Dân sự 2015

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền được khai sinh, khai tử là một trong những người cơ bản của con người, quyền này đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2005 đến Bộ luật Dân sự 2015 quy định này đã có những bước tiến mới trong quá trình lập pháp.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Quyền được khai sinh, khai tử        

Quyền được khai sinh, khai tử được quy định trong Điều 29 BLDS 2005 quyền được khai sinh:

 

“Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh” và Điều 30 BLDS 2005 quyền được khai tử: “1.Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó.

2. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử”

 

 Đến BLDS 2015 quy định này đã được gói gọn lại trong một điều luật là Điều 30 quyền được khai sinh, khai tử. Và cũng tại đây BLDS 2015 đã quy định bổ sung làm rõ thêm trường hợp: Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định”, đồng thời ở đây mối liên hệ giữa BLDS và bộ luật khác có liên quan được viện dẫn trong việc điều chỉnh các quan hệ mà cần thiết phải được hướng dẫn bởi các luật khác có liên quan.

Điều 29 BLDS 2005 quy định: “Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh”. Trong khi đó quy định tại Điều 30 BLDS 2015 đã thêm từ “từ” để nhấn mạnh thời điểm bắt đầu có quyền khai sinh, đồng thời cho thấy bất cứ khi nào ở mọi thời điểm cá nhân cũng có quyền khai sinh chứ không phải chỉ khi ngay thời điểm sinh ra: “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh”.

Khoảng 2 Điều 30 BLDS 2005 quy định về vấn đề khai tử cho trẻ sơ sinh:

 

“Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử”.

 

Nghị định 158/ 2005/ NĐ-CP về đăng kí hộ tịch được ban hành ngày 27/ 12 /2015 có hướng dẫn về việc đăng kí khai sinh, khai tử cho trẻ sơ sinh quy định tại Điều 23 như sau:

 

“Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khai sinh và đăng ký khai tử. Nếu cha, mẹ không đi khai sinh và khai tử, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ “Trẻ chết sơ sinh”.

 

Những quy định này đã cụ thể hóa trong BLDS 2015, theo quy định tại khoản 3 Điều 30 thì:

 

“Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”.

 

Như vậy BLDS 2015 đã theo hướng cụ thể trường hợp khai sinh, khai tử cho trẻ chết sau khi sinh.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *