Điểm mới về “Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín” (Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015)

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bộ luật Dân sự 2015 có những thay đổi quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong điểm làm luật của các nhà lập pháp theo chiều hướng cập nhật những tiến bộ của các nền lập pháp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cần phải nói rằng, cá nhân là chủ thể đầu tiên của pháp luật dân sự, do đó những thay đổi trong chế định cá nhân đặc biệt là quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một bước tiến vượt bậc của luật pháp.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  Dân sự của

>> 

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Điểm mới về “Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín” quy định tại :

Căn cứ Điều 20  quy định về “Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín”:

 

Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, , nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

 

 

Căn cứ Điều 37  quy định về “Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín” cụ thể như sau:

 

Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

 

Căn cứ Điều 34  quy định về ““Quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín” cụ thể như sau:

 

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín 

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

 

Điều 37 BLDS 2005 đã ghi nhận quyền được bảo vệ danh sự, nhân phẩm, uy tín, chỉ được quy định ngắn gọn: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ” quy định này đã bộ lộ sự sơ sài, thiếu sót trong quy định của pháp luật. Điều 20 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền… được pháp luật bảo hộ về… danh dự và nhân phẩm; không bị… xúc phạm danh dự, nhân phẩm”, đến BLDS 2015 tại Điều 34 quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm đã được cụ thể hóa và bổ sung thêm. Như vậy, qua quy định trên BLDS 2015 đã khẳng định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Tại khoản 3 Điều 34 BLDS 2015 quy định: “Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ” quy định này đã làm giảm thiểu các hành vi vi phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tràn lan, sự bổ sung cần thiết của BLDS 2015 đồng thời phần nào góp phần bảo vệ một cách xác đáng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.

Về đối tượng được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thì BLDS 2005 chưa quy định rõ về cá nhân đã chết, trong lúc đó trên thực tế Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã có quy định bảo vệ người đã chết. Tại khoản 2 Điều 34 BLDS 2015 quy định như sau: “Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *