Điểm mới về “chủ thể trong quan hệ giám hộ” theo quy định Bộ luật Dân sự 2015

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bộ luật Dân sự 2015 có những thay đổi quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong điểm làm luật của các nhà lập pháp theo chiều hướng cập nhật những tiến bộ của các nền lập pháp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cần phải nói rằng, cá nhân là chủ thể đầu tiên của pháp luật dân sự, do đó những thay đổi trong chế định cá nhân đặc biệt là “chủ thể trong quan hệ giám hộ ” là một bước tiến vượt bậc của luật pháp.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>> 

 

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Chủ thể trong quan hệ giám hộ (quy định tại )

Giám hộ là một trong những chế định pháp luật quan trọng trong BLDS Việt Nam. Thông qua chế định này, quyền lợi ích hợp pháp của người được giám hộ được bảo vệ một cách triệt để.  đã có những sữa đổi bổ sung phù hợp với những đòi hỏi từ thực tiễn. Tại Điều 46  đã đưa ra khái niệm giám hộ và nếu so với quy định giám hộ tại Điều 58  thì có thể thấy rằng quy định của  cụ thể hơn ở các điểm sau:

Người giám hộ là cá nhân, pháp nhân trong khi đó  chỉ quy định người giám hộ là cá nhân, tổ chức nhưng không quy định rõ tổ chức có tư cách pháp nhân hay không. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được đề cập tại Điều 58  được giải thích rõ hơn tại Điều 46 . Cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp người được giám hộ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và Tòa án trong trường hợp người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy,  đã quy định cụ thể về việc giám hộ. Đồng thời, thay cụm từ “tổ chức” thành “pháp nhân” cụ thể là quy định tại khoản 1 Điều 46 .

Đối tượng người được giám hộ của  còn quy định bổ sung người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Điều 23 . Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. Đây là sự bổ sung cần thiết bởi vì những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong một số trường hợp không thể tự mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Quyền và lợi ích của người này trong hoàn cảnh đó không được bảo đảm. Việc  thừa nhận những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại Điều 23 chính là cơ sở pháp lý để từ đó sử dụng chế định giám hộ bảo vệ những người này.

Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Khoản 4 Điều 58  quy định “một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này”.

Về chủ đề trên, Dự thảo trình Quốc hội năm 2015 để thông qua theo hướng:“một người chỉ được làm giám hộ cho một người, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”. Cuối cùng Dự thảo đã được chỉnh lý khoản 2 Điều 47  quy định:“một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 48 về Người giám hộ, việc giám hộ không chỉ được thực hiển bởi một cá nhân, cụ thể được quy định: “Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người”. Đây là quy định đã tồn tại trong tại khoản 4 Điều 58 nêu trên, chỉ có vị trí của quy định này là thay đổi.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *