Điểm mới quy định về quyền nhân thân về hôn nhân và gia đình theo Bộ luật Dân sự 2015

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bộ luật Dân sự 2015 có những thay đổi quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ trong điểm làm luật của các nhà lập pháp theo chiều hướng cập nhật những tiến bộ của các nền lập pháp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới. Cần phải nói rằng, cá nhân là chủ thể đầu tiên của pháp luật dân sự, do đó những thay đổi trong chế định cá nhân đặc biệt là “quyền nhân thân về hôn nhân và gia đình ” là một bước tiến vượt bậc của luật pháp.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

 

Quyền nhân thân về hôn nhân, gia đình

Căn cứ Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44  và Điều 39 quy định về Quyền nhân thân về hôn nhân, gia đình như sau:

 

 

Điều 39. Quyền kết hôn

Nam, nữ có đủ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn.

Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Điều 40. Quyền bình đẳng của vợ chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Điều 41. Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình

Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Con, cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.

Điều 42. Quyền ly hôn

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

Điều 43. Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con

1. Người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ hoặc là con của người đó.

2. Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó.

Điều 44. Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi

Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Theo đó quyền nhân thân về hôn nhân, gia đình được  quy định tại các điều luật: Điều 39 (quyền kết hôn), Điều 40 (quyền bình đẳng của vợ chồng), Điều 41 (quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình), Điều 42 (quyền ly hôn), Điều 43 (quyền nhận không nhận cha mẹ con), Điều 44 (quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận con nuôi. 

Theo quy định tại Điều 39 của  quy định:

 

 

Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

 

 

Đến  đã tổng các điều luật nêu trên vào một điều đó là Điều 39, việc này cho thấy kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật đã nâng cao làm cho điều luật trở nên ngắn gọn, súc tích hơn; xét về mặt nội dung thì các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình đã được quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Luật nuôi con nuôi.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *