Điểm mới của quy định về cá nhân trong trường hợp “tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết” theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

So sánh điểm mới của quy định về cá nhân trong trường hợp tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đối chiếu với Bộ luật Dân sự 2005

 

>> 

 

Quản lý tài sản của người vắng mặt

Quản lý tài sản của người vắng mặt được quy định tại Điều 75 BLDS 2005, tới BLDS 2015 được quy định tương tự tại Điều 65 BLDS 2015. Mặc dù vậy BLDS 2015 có bổ sung thêm đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại điểm c khoản 1 Điều 65 BLDS 2015: Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc , có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý”.

 

Tuyên bố cá nhân mất tích     

Điều 78 BLDS 2005 quy định về “Tuyên bố một người mất tích” có phần rõ rang hơn so với Điều 68 BLDS 2015 quy định về Tuyên bố mất tích. Xét về nội dung điều luật giữa hai BLDS thì nhìn chung không có sự khác biệt nhiều. BLDS 2015 có bổ sung thêm một nội dung mới liên quan tới thủ tục tuyên bố mất tích: Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Đây là một bổ sung hợp lý giúp cho việc thực hiện các quy định về pháp luật hộ tịch để Ủy ban nhân dân cấp xã có thể nắm được tình hình. Việc tuyên bố cá nhân mất tích liên quan đến việc thực hiện các quyền tài sản và quyền nhân thân của cá nhân.

Tại Điều 70 BLDS 2015 có quy định về “Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích”, nội dung điều luật này không có khác biệt nhiều so với BLDS 2005. Đặc biệt hơn hết là khoản 4 Điều 70 BLDS 2015 bổ sung: “Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch”. Đây là một quy định rất cần thiết giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích biết, để nắm được các thông tin có liên quan trong việc xử lý các quan hệ nhân thân, và quan hệ tài sản của người này.

 

Tuyên bố cá nhân chết 

Điều 71 BLDS 2015 quy định tuyên bố chết, xét về tiêu đề so với Điều 81 BLDS 2005 về tuyên bố một người là đã chết, mặc dù có sự thay đổi về tiêu đề điều luật nhưng điều này không làm cho điều luật rõ hơn cũng như không có sự khác biệt nhiều.

Nhìn chung BLDS 2015 có sự thay đổi mới: Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.  Bổ sung này là một bổ sung hợp lý, bởi vì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú người bị tuyên bố đã chết cần phải nắm các thông tin về hộ tịch, từ đó làm cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp vướng mắc liên quan đến tài sản, quyền nhân thân của người này.

Dự thảo Chính phủ trình Quốc hội 2015  theo hướng thay đổi về thời điểm cá nhân được xác định là chết. Trong quá trình góp ý để BLDS hoàn thiện đã có nhiều ý kiến cho rằng “Khoản 2 Điều 70 Dự thảo thay đổi so với BLDS hiện hành về cách xác định ngày cá nhân bị coi là chết. BLDS hiện hành yêu cầu Tòa án xác định ngày này “căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1” nhưng Dự thảo đã bỏ căn cứ này và để Tòa án tự quyết định. Trong thực tiễn áp dụng, việc BLDS đặt ra căn cứ để xác định như vậy vẫn dẫn đến sự thống nhất giữa các tòa (Tòa án Hà Nội xác định ngày chết khác Tòa án TP. Hồ Chí Minh trong khi đó hoàn cảnh tương tự nhau). Nếu bỏ căn cứ (tiêu chí) xác định như Dự thảo, hoàn cảnh sẽ còn tệ hơn. Do đó, đề xuất giới hạn tự do của Tòa án bằng cách đưa ra các tiêu chí nhất định và đề xuất giữ lại khoản 2 Điều 81 hiện hành”. Khi BLDS chính thức được ban hành thì quy định cũ vẫn được giữ lại (khoản 2 Điều 71 BLDS 2015) với một chút thay đổi về cách hành văn: “Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết”.

Điều 73 BLDS 2015 quy định về Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết. Nhìn chung, so với Điều 83 BLDS 2005 có thể thấy rằng các nội dung cơ bản trong hai điều luật là giống nhau, ngoại trừ những điểm bổ sung mới trong BLDS 2015. Một là, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình. Đây là một quy định cần thiết, bởi lẽ quan hệ vợ chồng được xác lập bởi các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Do đó, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng bên cạnh việc áp dụng các quy định của BLDS còn phải áp dụng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình; hai là, quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết phải gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Đây là một quy định hợp lý giúp cho việc quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết nắm được các vấn đề về hộ tịch cũng như trên cơ sở đó giải quyết các tranh chấp về sau (nếu có) liên quan đến quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của người này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *