Đi xe qua vòng xuyến có phải bật xi nhan không ? Mức xử phạt

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một số quy tắc giao thông cơ bản liên quan đến việc chuyển hướng phải bật đèn tín hiệu (xi nhan) sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp theo quy định mới nhất của luật giao thông đường bộ:

Mục lục bài viết

1. Đi xe qua vòng xuyến có phải bật xi nhan?

Kính gửi văn phòng Luật, tôi có 1 thắc mắc về vấn đề giao thông mong được văn phòng Luật tư vấn. Tôi đi thẳng qua ngã tư có vòng xuyến có phải bật đèn báo xi nhan hay không? Nếu có thì vì sao phải bật và phải bật đèn báo xi nhan như thế nào? Xin cảm ơn Xin giấy phép.

Người hỏi: Đỗ Hiền

>>

Trả lời:

hiện hành không có quy định nào cụ thể về vấn đề bật tín hiệu khi đi vào vòng xuyến nên về nguyên tắc chung vẫn áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 để thực hiện việc báo tín hiệu khi đi vào khu vực này.

Điều 15. Chuyển hướng xe

“1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.”

Với trường hợp bạn muốn rẽ trái khi đi qua vòng xuyến: Khi rẽ trái tại ngã tư có vòng xuyến bạn có hai lần chuyển hướng nên phải thực hiện hai lần tín hiệu báo rẽ, lần một khi vào vòng xuyến bạn phải thực hiện tín hiệu báo rẽ sang trái và lần hai khi ra khỏi vòng xuyến bạn phải thực hiện tín hiệu báo rẽ sang phải. Việc bật tín hiệu báo rẽ ở đây nhằm thông báo hướng rẽ của bạn và đảm bảo an toàn cho người phía sau.

>&gt Xem thêm: 

2. Mức xử phạt khi chuyển hướng không có tín hiệu?

Thưa luật sư, Vừa qua tôi có gặp một trường hợp là khi tôi đang điều khiển xe máy đi theo hướng từ cầu vượt Quang Trung về hướng ngã tư Quang Trung và Phan Huy Ích, tôi rẽ phải vào đường Phan Huy Ích, tôi đã không bật xi nhan bên phải, tôi chạy xe ô tô, vậy cho tôi hỏi tôi bị phạt bao nhiêu tiền theo nghị định 100 mới. Xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Sang Tran Thanh

>>

Trả lời:

Theo quy định của thì Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Cùng với quy định này thì cũng có quy định mới về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tuân thủ theo quy định nêu trên, cụ thể theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Do đó đối với hành vi này thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

>&gt Xem thêm: 

3. Phạt chuyển hướng không tín hiệu đèn?

Thưa luật sư. Tôi muốn tư vấn về luật giao thông đường bộ như sau: Xe ô tô của tôi đi qua ngã tư đường (đi thẳng) tôi không rẽ trái, không rẽ phải tôi có phải bật xi nhan báo khẩn cấp không (bốn xi nhan nhấp nháy). và xin hỏi tôi bị phạt do chuyển hướng không tín hiệu đèn đỏ (không bật tín hiệu đèn khẩn cấp) là đúng hay sai ?

Xin cảm ơn luật sư.

Người gửi: L.S.M

>>

Trả lời:

Khoản 1 Điều 15 quy định như sau:

“Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ…”

Nếu vi phạm, không có tín hiệu báo hướng rẽ, thì bạn sẽ phải chịu hình thức xử lý là phạt tiền từ 800,000 đồng đến 1.000,000 đồng theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 5 . Tuy nhiên, vì bạn đi thẳng nên không phải tuân thủ theo quy định này mà khi đó, bạn chỉ cần đi đúng làn đường, tuân theo đèn tín hiệu và biển báo cùng các quy định về nhường đường.

Việc đi thẳng phải báo trước bằng đèn tín hiệu khẩn cấp là suy diễn và không có cơ sở pháp luật. Phạt bạn trong trường hợp này là không có căn cứ. Đèn tín hiệu khẩn cấp chỉ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, theo đúng như tên gọi của nó, ví dụ như báo hỏng để xe sau có thể tránh kịp thời theo khoản 3 Điều 26 .

>&gt Xem thêm: 

4. Không bật đèn tín hiệu khi xe chuyển hướng?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi: Khung hình phạt nếu vi phạm về không bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng khi tham gia giao thông là bao nhiêu ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Do bạn không nói rõ bạn điều khiển xe máy hay ô tô tham gia giao thông mà không bật đèn tín hiệu nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Điều khiển ôtô:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Đối với xe ô tô phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Đối với xe máy phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Những điều cần lưu ý: Như vậy, bạn nên căn cứ vào tình hình cụ thể của mình khi tham gia giao thông bạn sử dụng phương tiện gì để có thể xác định được mức xử phạt đối với trường hợp của mình

>&gt Xem thêm: 

5. Khi nào phải xi nhan để không bị phạt ?

Thưa luật sư, hiện nay vấn đề luật giao thông là vấn đề rất nhức nhối với tôi, tôi ra đường điều khiển xe gắn máy mà không biết khi nào thì bị bắt và không biết mình đi như thế nào cho đúng nên tôi xin hỏi luật sư tình huống như trong file đính kèm em mô tả. Khi bị bắt em được giải thích là phải xin nhan trái ?

Xin cảm ơn luật sư!

Người gửi: Phan Tiến Luật

>> Tư vấn luật khi cảnh sát giao thông bắt lỗi không xi nhan, gọi:

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 thì:

Điều 15. Chuyển hướng xe

1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Theo đó, khi bạn muốn chuyển hướng xe, bạn phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ (xi nhan)

Nếu bạn không thực hiện đúng quy định của Pháp luật về vấn đề này thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm a Khoản 3 Điều 6 phạt tiền 400.000 đồng đến 600.000 đồng

Hay nói cách khác, theo quy định tại thì

– Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính; Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

– Những hành vi bị nghiêm cấm: Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

– Lập biên bản vi phạm hành chính: Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm. Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

– Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây: Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định; Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có); Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt; Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *