Đi xe ngược chiều gây tai nạn phải chịu trách nhiệm như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật sư, cháu có một vấn đề vướng mắc mong được luật sư giải đáp. Em trai cháu đi xe máy ngược chiều gây tai nạn khiến nạn nhân bị gãy chân. Gia đình cháu đã cho nạn nhân ra bệnh viện Việt Đức điều trị. Sau đó, bác sỹ tại bệnh viện Việt Đức đã cho nạn nhân về, nhưng gia đình nạn nhân lại tự ý chuyển ra bệnh viện Đại học y Hà Nội để điều trị tiếp.

Và bắt gia đình cháu phải mang tiền ra đóng tiền viện phí tại bệnh viện Đại học y. Trong khi đó, gia đình nhà cháu đã đóng tất cả viện phí ở bệnh viện Việt Đức. Cho cháu hỏi, như trường hợp của em trai cháu sẽ bị phạt như thế nào và mức bồi thường cho nạn nhân là bao nhiêu ? 

Mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu xin chân thành cảm ơn !

>> 

 

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Xin giấy phép, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

;

2. Ý kiến tư vấn

Thứ nhất, như thông tin bạn cung cấp thì em trai bạn đã có hành vi đi xe máy ngược chiều, do đó, căn cứ quy định tại điểm i khoản 4 Điều 6 , anh trai bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau :

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Thứ hai, hành vi đi xe máy ngược chiều của em trai bạn đã gây tai nạn làm cho nạn nhân bị gãy chân. Tuy nhiên, do bạn không cung cấp cụ thể về tỷ lệ thương tật của người đó nên chúng tôi sẽ chia thành hai trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 , nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân là từ 31% trở lên, em trai bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

– Trường hợp 2: Nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 31% thì em trai bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, về trách nhiệm dân sự, em trai bạn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân do có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 590 như sau :

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại được thực hiện theo hướng dẫn tại bao gồm:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc gia đình nạn nhân tự ý chuyển nạn nhân đến bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị sau khi đã điều trị tại bệnh viện Việt Đức mà không có chỉ định của bác sỹ thì những chi phí điều trị tại bệnh viện Đại học Y không được xem là chi phí hợp lý. Do đó, em trai của bạn không có trách nhiệm chi trả các chi phí điều trị của nạn nhân tại bệnh viện Đại học Y. 

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Đi xe ngược chiều gây tai nạn phải chịu trách nhiệm như thế nào ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *