Di chúc như thế nào sẽ đúng pháp luật nhưng trái đạo đức xã hội ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần luật sư tư vấn như sau: Xin cho ví dụ cụ thể di chúc như thế nào sẽ đúng pháp luật nhưng trái đạo đức xã hội?

>>   

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 (văn bản mới: )

2. Nội dung tư vấn:

Ví dụ: 

Vợ chồng ông A và bà B kết hôn với nhau , có hai người con chung là C, D. Ông A qua đời, có để lại di chúc cho bà B được hưởng một nửa di sản với điều kiện bà phải đoạn tuyệt và từ mặt anh C, không được coi anh là con nữa còn một nửa để lại cho D. Nhưng xin lưu ý với bạn rằng, trong ví dụ trên thì một phần di chúc sẽ bị vô hiệu.

Căn cứ quy định vào  khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. »

Như vậy, một phần di chúc của ông A vô hiệu vì yêu cầu người thừa kế phải thực hiện một việc trái với pháp luật và đạo đức xã hội là bà B phải hoàn toàn đoạn tuyệt, từ mặt anh C không được coi anh là con nữa. Do vậy, phần di chúc đối với bà B bị bô hiệu, bà sẽ không phải thực hiện theo yêu cầu của ông A.

Về việc hưởng di sản thừa kế của anh C, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự:

 “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Mặc dù ông A không yêu quý anh C, do vậy đã yêu cầu bà B phải đoạn tuyệt với anh thì mới được hưởng một nửa di sản của ông. Nhưng ông A không truất quyền thừa kế của anh C, do vậy anh C vẫn được hưởng di sản của ông A theo quy định của pháp luật. Xét về mặt tâm lý thì ông A không yêu mến anh C nhưng không có một chứng cứ nào thể hiện ý chí của ông A truất quyền thừa kế của anh C. Vậy anh C vẫn được hưởng di sản của ông A như những người con khác.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *