Di chúc miệng cũng phải công chứng mới hợp pháp

Thưa luật sư,
“Hai vợ chồng có hai con trai. Mới đây, người chồng bị tai nạn giao thông, trước khi chết đã di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản gia đình cho con trai lớn với sự chứng kiến của nhiều người. Vậy đứa con thứ hai có được hưởng thừa kế không? Nếu được thì chia như thế nào?

Giả sử cả hai vợ chồng cùng bị tai nạn chết và trước khi chết người chồng cũng để lại di chúc miệng với nội dung như trên thì tài sản thừa kế được chia như thế nào (người vợ có một mẹ già gần 70 tuổi)? (Nguyễn Hinh, TP HCM)

>>

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 629 của : Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Tuy nhiên, để di chúc miệng có tính giá trị pháp lý thì người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Đối với người làm chứng thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ một số người sau:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

– Người chưa thành niên, , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Ngoài ra, việc lập di chúc miệng phải thỏa mãn các điều kiện đi kèm như:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Như vậy, để một di chúc miệng có hiệu lực pháp luật thì cần rất nhiều các điều kiện chứ không phải đơn giản là cứ nói miệng về việc phân chia tài sản thuộc sở hữu của mình là đã được pháp luật công nhận. Chính vì vậy trên thực tế, việc chia thừa kế theo di chúc mệng diễn ra rất ít do có thê là vi phạm về mặt hình thức hoặc là về nội dung.

Theo như các quy định ở trên thì sau khi người chống chết đã để lại di chúc miệng nhưng lại không thấy có sự ghi lại rồi mang đi công chứng, chứng thực. Mặt khác, người chồng đã tự ý định đoạt cả phần tài sản của người vợ nên di chúc miệng của người này không hợp pháp cả về hình thức lẫn nội dung. Do vậy, phần di chúc miệng của người chồng không có hiệu lực pháp lý và đương nhiên là di chúc không hợp pháp. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, khi di chúc không hợp pháp thì phần tài sản của người chết để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Cụ thể, phần tài sản thuộc sở hữu của người chồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng theo Điều 651 Bộ luật dân sự là người vợ và hai người con đẻ. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Khi chia thừa kế, “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” nên phần di sản của người chồng sẽ được chia làm 3 phần bằng nhau cho người vợ và hai người con.

Theo quy định tại Điều 619 của Bộ luật thì trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Vì vậy nếu cả hai vợ chồng cùng bị tại nạn chết thì di sản của hai người sẽ do những người thừa kế hưởng. Cụ thể là phần di sản của người chồng được chia làm 2 phần bằng nhau cho hai người con trai và phần di sản của người vợ sẽ được chia làm 3 phần bằng nhau cho hai người con trai và mẹ đẻ của người vợ.

Trong việc chia thừa kế theo pháp luật thì cũng cần lưu ý đến quy định về thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Nếu người chồng còn có con nuôi hoặc con riêng thì những người này đều được hưởng di sản thừa kế của người này để lại vì học cũng được xác định là người thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *