Đều kiện, thủ tục đăng ký tách thửa đối với đất nông nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đất nông nghiệp thì có được tách thửa hay không? Đều kiện, thủ tục đăng ký tách thửa đối với đất nông nghiệp thực hiện như thế nào? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc pháp lý liên quan về vấn đề trên theo quy định pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn về việc tách sổ đất nông nghiệp?

Xin chào luật sư, Theo quy định của pháp luật hiện hành đất nông nghiệp có thể được tách thửa như thế nào?Tôi muốn được hướng dẫn về việc sử dụng dịch vụ nếu Quý công ty có cung cấp?

Xin cảm ơn!

Best Regards: Minh Trang Hoang

Tư vấn về việc tách sổ đất nông nghiệp?

Luật sư tư vấn và trực tuyến qua điện thoại gọi:

Trả lời:

Bạn thân mến, thắc mắc của bạn được giải đáp như sau:

Tại Điều 29 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai. Cụ thể như sau:

Điều 29. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu

1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.

Như vậy, UBND cấp tỉnh sẽ đưa ra quy định cụ thể về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất, mỗi địa phương sẽ có một quy định khác nhau. Bạn ở địa phương nào thì sẽ lên UBND cấp tỉnh ở địa phương đó hỏi về diện tích tối thiểu được tách thửa để xác định xem thửa đất nhà bạn có thể được tách hay không.

Về trình tự thủ tục, theo quy định tại quy định như sau:

1. Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa gồm có:

a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai (nếu có).

2. Việc tách thửa, hợp thửa theo nhu cầu của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Người có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa lập một (01) bộ hồ sơ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài; nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân;

b) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;

c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp;

d) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của , trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới trong trường hợp được uỷ quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét và ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới trong trường hợp không được uỷ quyền;

đ) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi cho cơ quan tài nguyên và môi trường trực thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới, trừ trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường được uỷ quyền;

e) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận được ký, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trao bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất; gửi bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được ký, bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của đã thu hồi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Có được tách đất cho diện tích 30m2 không?

Xin chào luật sư! Nhà em có miếng đất lớn do Ngoại em đứng tên làm chủ quyền sử dụng đất, 2/3 diện tích đất được Ngoại , 1/3 diện tích còn lại tương đương với diện tích 30m2 (5m ngang x 6m dài) ba mẹ em xây dựng nhà ở, 2 căn nhà chung một chủ quyền, bây giờ ba mẹ em muốn tách chủ quyền cho diện tích 30m2, thì phải làm thủ tục như thế nào ?

Xin luật sư tư vấn giúp, Em xin cám ơn,

Có được tách đất cho diện tích 30m2 không?

Trả lời:

Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Xin giấy phép của chúng tôi. Với câu hỏi trên chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Vì chúng tôi không biết bạn ở tỉnh nào nên chúng tôi không thể tư vấn rõ về điều kiện để tách thửa cho gia đình bạn được. Vì mỗi tỉnh có yêu cầu khác nhau về điều kiện được tách thửa nên bạn hãy tìm xem quyết định tách thửa của tỉnh bạn như thế nào ,để xem gia đình bạn có được tách đất cho 30m2 đất không. Sau đây chúng tôi xin tư vấn cho bạn về trình tự thủ tục tách đất theo Điều 75 .

“Điều 75 Trình tự thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa

1 Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Mỗi một địa bàn, UBND thành phố sẽ có quyết định riêng về việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Do bạn không cung cấp thông tin cụ thể nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác hồ sơ của bạn như thế nào cho phù hợp với quy định tại địa phương bạn. Tuy nhiên, thông thường hồ sơ tách thửa sẽ gồm các giấy tờ sau:

– ;

– Giấy chứng nhận đã cấp (bản chính);

– Văn bản chia tách thửa đất, văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trân trọng./.

3. Thủ tục pháp lý để tách đất đai cho từng người theo di chúc ?

Kính thưa quý công ty. Lời đầu tiên xin kính chúc quý công ty một năm mới an khang thịnh vượng. Tôi muốn hỏi quý công ty với nội dung như sau:tôi là phạm đức dương, con trai trưởng trong gia đìnhgia đình tôi có bố tôi mới qua đời được 1 năm, mẹ tôi, hai chị gái đã đilấy chồng (đã tách khẩu), em trai tôi 23 tuổi.

Hiện tại giấy tờ nhà đấtmang tên bố tôi với diện tích 360 m2 đất ở đô thị. Bố tôi qua đời có để lại tờ giấy di chúc viết tay, chỉ có bố tôi ký. Chiađất cho từng người ( mẹ tôi, tôi, em tôi, hai chị tôi), tổng cộng 5 người. Mẹ tôi muốn thực hiện lời di chúc như mong muốn của bố tôi (tất cả mọingười đều đồng ý theo di chúc bố tôi để lại). Xin hỏi quý công ty, thủ tục pháp lý để tách đất cho từng người như thế nào ?

Cảm ơn​ **quý công ty​ nhiều. **trân trọng. *.

– Dương Phạm Đức

Thủ tục pháp lý để tách đất đai cho từng người theo di chúc ?

Luật sư trả lời:

Căn cứ khoản 4 Điều 143 quy định: “2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.”.
Như vậy, bạn lưu ý rằng, việc tách thửa phải tuân theo quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được phép tách thửa.

Về trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa được quy định tại Điều 75 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai như sau:

– Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

** Về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa đất được quy định tại Điều 9 Khoản 11 bao gồm:

+ Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Hồ sơ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);

+ Hợp đồng chuyển nhượng/; (Hợp đồng phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất);

+Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng/tặng cho (có công chứng).

Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

– Về lệ phí trước bạ

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Nghị định 23/2013/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ thì đối với trường hợp: “Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.” thì thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ.

Như vậy, theo quy định này thì bố bạn bạn tặng cho đất cho mẹ bạn, bạn, và anh chị em của bạn “giữa cha mẹ đẻ với con đẻ, giữa chồng với vợ” nên không phải nộp lệ phí trước bạ khi sang tên quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, bạn phải xuất trình được các giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ giữa bạn và mẹ của bạn như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…lên cơ quan thuế để làm căn cứ chứng minh bạn không thuộc trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng.

4. Có thể khiếu nại hay sửa hồ sơ tách đất ?

Kính chào Luật sư! Hiện tại Gia đình Em đang có 1 vấn đề, rất mong Luật sư giải đáp cho em. Mới đây bác ruột của em có xin tách quyền sử dụng đất. Số đất ban đầu ông bà nội em cho là 200m2, nhưng khi làm hồ sơ chuyển nhượng bác em khai là tách 260m2.

Do ông bà không đọc được nội dung nên đã kí tên, còn ba em thì lúc đó đang sỉn nên cũng đã kí mà chưa đọc hồ sơ.Hiện tại, trong hộ khẩu còn mẹ em và em là chưa kí.Nhưng hồ sơ đã được bác em gửi đi, và đang trong giai đoạn hoàn tất.

Luật sư cho em hỏi là, có cách nào để em khiếu nại hoặc là sửa lại cái hồ sơ tách đất của bác em.Vì hiện tại, ông bà em xác nhận là chỉ cho bác em 200m2 thôi.

Em rất mong LS tư vấn giúp em trong thời gian sớm nhất. Em xin chân thành cảm ơn!!! Trân trọng kính chào!

>>

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 điều 117 quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, tại Điều 128 có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp thì khi xin tách thửa, ông bà bạn cho bác ruột 200m2 đất nhưng khi xin tách thửa thì bác bạn lại khai tách là 260m2. Do ông bà không đọc được nội dung nên đã kí tên, còn ba bạn thì lúc đó đang xỉn nên cũng đã kí mà chưa đọc hồ sơ.Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu do người xác lập không nhận thức được hành vi của mình.

Hoặc trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, thì bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề này.

Theo Điều 202 thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở.

Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Quy định về diện tích tối thiểu tách đất ở Hải Phòng ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi có một mảnh đất ở chung chủ sở hữu với một người nữa ở Hải Phòng, hiện chúng tôi muốn tách để đứng 2 sổ riêng.Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi diện tích tối thiểu tách thửa ở Hải Phòng là bao nhiêu?

Mong nhận được sự phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Quy định về diện tích tối thiểu tách đất ở Hải Phòng ?

Luật sư tư vấn:

Khoản 31, điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP quy định:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.”

Đồng thời theo quyết định 1394/2015/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Hải Phòng thì diện tích tối thiểu tách thửa được quy định như sau:

– Đối với khu vực đô thị (các phường thuộc quận và thị trấn thuộc huyện): phần diện tích được tách thửa đảm bảo chỉ giới xây dựng theo quy hoạch, cạnh nhỏ nhất của thửa đất phải ≥ 3,0m và đảm bảo tổng diện tích thửa đất ≥ 30,0 m2.

– Đối với các khu dân cư thuộc các xã trên địa bàn các huyện: diện tích tách thửa không nhỏ hơn 50% mức tối thiểu của hạn mức giao đất ở sau đây:

+ Tại huyện Bạch Long Vỹ: 25m2/hộ

+ Các xã trên địa bàn các huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, An Dương, Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Cát Hải : 50m2/hộ

– Ngoài ra cần lưu ý 1 số trường hợp sau:

+ Đối với các trường hợp khi chia, tách thửa đất mà hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông sử dụng chung phải có mặt cắt ngang ≥ 1,5 m và diện tích, kích thước thửa đất sử dụng riêng phải đảm bảo đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

+ Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo các quy định của pháp luật nhưng có thể hợp với thửa đất liền kề tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện quy định thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền, sử dụng đất cho thửa đất mới. Trường hợp thửa đất còn lại sau khi tách thửa mà không đảm bảo các điều kiện quy định thì không được phép tách thửa.

+ Các trường hợp không được phép tách thửa:

(+) Thửa đất nằm trong các dự án nhà ở thương mại theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(+) Thửa đất gắn liền với nhà thuộc sở hữu nhà nước đã bán theo quy định nhưng nằm trong danh mục các công trình phải bảo tồn, tôn tạo theo quy định của cấp có thẩm quyền.

(+) Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

(+) Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *