Đền bù giải phóng mặt bằng làm đường giao thông qua khu dân cư ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một trong những mục đích thu hồi đất phổ biến nhất là để làm đường giao thông, việc thu hồi đất làm đường giao thông chạy qua khu dân cư sẽ rất tốn kém kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng do liên quan trực tiếp đến tài sản của người dân. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Đền bù giải phóng mặt bằng làm đường giao thông qua khu dân cư ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một số vấn đề mong các luật sư giải đáp về việc đền bù giải phóng mặt bằng như sau: Gia đình e làm nhà năm 1990. Đất ở hợp pháp, có sổ đỏ và giấy tờ hợp pháp. Năm 2006 có dự án nâng cấp, sửa chữa đường 33- Huyện Yên Thành -Tỉnh Nghệ An, Gia đình e thuộc gia đình chính sách.

Bố em là thương binh 3/4, bệnh binh 2/3 mất sức 61%. Năm 2006 cán bộ giải phóng mặt bằng xã đã đo đạc và tính giá đền bù với tổng giá trị là 33 triệu đồng. Bao gồm phá dỡ 1 quán bán hàng 4m×4m, 1 gian nhà cấp 4 3m×6m, cổng, đất trước nhà. Nhưng gia đình không chấp nhận vì không đúng giá trị thực của nó. Em xin hỏi là:

1. Nhà em là nhà cấp 4, có 3 gian. Và bị trúng đường 1 gian. Vậy có được đền 3 gian không? Vì dỡ 1 gian thì 2 gian còn lại củng phải dỡ. Và đền bù thì theo quy định nào và giá tiền bao nhiêu.

2. Năm 2006 có dự án làm nhưng tới tận tháng 6/2014 mới tiến hành làm đường, hôm 1/10/ 2014, ubnd xã đã gọi gia đình sang và thỏa thuận với gia đình tổng giá trị đền bù là 41 triệu đồng. Và gia đình hẹn hôm sau trả lời để xem lại. Hôm sau, sang thì cán bộ địa chính xã bảo hồ sơ sai nên phải sửa lại. Giá trị không thể lên đến 41 triệu được mà ít hơn. Hẹn tuần sau ngày 7/10/2014 lên tiếp. Vậy xin hỏi luật sư gia đình phải làm như thế nào? Căn cứ những hồ sơ, giấy tờ, hay quyết định nào ?

Mong được sự giúp đỡ của quý luật sư. Trân trọng cảm ơn!

Người gửi: Đ.T.N

Đền bù giải phóng mặt bằng làm đường giao thông qua khu dân cư ?

:

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc về Xin giấy phép, vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Về vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ở được quy định trong pháp luật hiện hành như sau:

“Điều 89. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất ().

1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.

2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.

3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật chuyên ngành.”

“Điều 15. Bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân ()

Được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 89 Luật Đất đai, trong đó:

1. Được bồi thường, hỗ trợ bằng giá trị xây dựng mới có tiêu chuẩn tương đương theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ xây dựng ban hành (Đơn giá do UBND tỉnh quy định);

2. Trường hợp bị phá dỡ một phần, nhưng phần còn lại không sử dụng được hoặc phần còn lại tiếp tục sử dụng được nhưng nằm trong hành lang bảo vệ công trình thì thực hiện bồi thường toàn bộ công trình theo quy định;

3. Trường hợp bị phá dỡ một phần, nhưng phần còn lại vẫn tồn tại và tiếp tục sử dụng thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và bồi thường chi phí để sửa chữa, hoàn thiện lại phần còn lại theo dự toán chi phí sửa chữa có quy mô, kết cấu tương đương nhưng tối đa không quá 50% giá trị bồi thường hiện có của phần còn lại.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nằm trong hành lang bảo vệ công trình khi Nhà nước nâng cấp cải tạo, mở rộng công trình; nếu bị thu hồi đất hoặc không bị thu hồi đất và không ảnh hưởng đến nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ như sau:

a) Nếu hộ gia đình, cá nhân có Đơn xin dịch chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ công trình, nằm trong khuôn viên thửa đất đang sử dụng thì hỗ trợ bằng 100% giá trị bồi thường của công trình;

b) Nếu hộ gia đình, cá nhân không dịch chuyển nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt ra khỏi hành lang bảo vệ công trình, nhưng mặt bằng công trình có độ chênh cao ≥ 2m, chênh thấp ≤ 2m so với mặt bằng khu đất xây dựng nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt hoặc do sau khi thi công công trình gây ngập úng cục bộ làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của hộ gia đình thì được xem xét có chính sách hỗ trợ.

Giao chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.

5. Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định, nhưng tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố và cắm mốc hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được hỗ trợ 80% mức bồi thường theo quy định;

6. Nhà, công trình khác xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định, nhưng tại thời điểm xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền công bố và cắm mốc nhưng không bị cơ quan có thẩm quyền thông báo đình chỉ thì được hỗ trợ bằng 50% giá trị bồi thường.

7. Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang an toàn lưới điện áp đến 220 kv thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

a) Trường hợp xây dựng đúng quy định thì được bồi thường, hỗ trợ bằng 70% giá trị phần nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp xây dựng trái quy định thì được bồi thường, hỗ trợ bằng 50% giá trị phần nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang an toàn lưới điện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

8. Trường hợp khác do UBND cấp huyện đề nghị UBND tỉnh xem xét, quyết định.”

Theo đó, nếu căn nhà của bạn có 1 gian thuộc diện thu hồi, nhưng việc tháo dỡ 1 gian dẫn đến việc phải tháo dỡ cả 2 gian nhà còn lại (toàn bộ căn nhà) thì bạn được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, giá này được tính theo Quyết định Số 102/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ban hành giá xây dựng mới của nhà, công trình làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, bạn căn cứ vào hiện trạng nhà của bạn để tính ra giá trị cụ thể. Trong trường hợp mức bồi thường không đúng với quy định bồi thường theo pháp luật thì bạn có thể khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại và tố cáo của công dân. Người khiếu nại phải gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định bồi thường thiệt hại, quá thời hạn này không còn giá trị xem xét xử lý. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Bạn có thể tham khảo bảng giá xây dựng mới các loại nhà ở Nghệ An . và tham khảo một số văn bản pháp luật liên quan:

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Trân trọng./.

2. Bồi thường khi ?

Xin chào luật sư! Thưa Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Hiện tại tôi có một mảnh đất khai hoang mua từ một người năm 1992, mua bằng giá trị 2 chỉ vàng từ một người quen nhưng không có giấy tờ để chứng minh và người quen đó đã qua đời, đến nay nhà nước muốn thu hồi đất để bán đấu giá cho người dân ở và gia đình tôi trồng cây lâu năm như: bạch đàn, keo.. cán bộ xã nói không được trồng.. ( trong khi đó gia đình tôi đang trồng cây điều thì tập huấn ở thôn cán bộ nói chuyển đổi cây trồng được, gia đình tôi mới chặt cây đào đi để trồng, còn cán bộ xã lại nói không được trồng vì đây là đất quy hoach..) vậy nếu như nhà nước thu hồi đất của tôi, tôi có được đền bù gì không?

Mong Luật sư giải đáp, cảm ơn luật sư!

Bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp ?

Luật sư tư vấn luật đất đai về thu hồi đất, gọi:

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

Gia đình bạn đã mua và sử dụng mảnh đất này từ năm 1992, theo quy định điều 101 luật đất đai thì đất sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, đất không có tranh chấp, sử dụng ổn định thì đủ điều kiện và đủ điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi theo điều 75 . Tuy nhiên việc trồng cây lâu năm của gia đình bạn thì phải xem xét có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hay không, nếu phù hợp sẽ được bồi thường.

“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

“Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua . Trân trọng./.

3. Giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như thế nào ?

Thưa Luật sư. Hiện nay gia đình tôi có nhà ở nằm trong pham vị GPMB. Tôi xây dựng nhà vào năm 2006 trên đất nông nghiệp trong khu dân cư.( Khu vực quy hoạch KDC). Đơn vị bồi thường, GPMB áp giá bồi tường với tỷ lệ 60% giá trị xây dựng mới là đúng hay sai. Việc nhà tôi xây dựng trên đất nông nghiệp (sử dụng ổn định) nhưng thuộc quy hoạch khu dân cư thì phải bồi thường tôi 100%. Vậy việc áp giá trị 60% là đúng hay sai thưa Luật sư ?

Tôi xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 74 :

“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

Căn cứ Điều 77 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;

b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”

Căn cứ Điều 82 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.”

Như vậy, việc bồi thường về khi nhà nước thu hồi đấy theo quy định là căn cứ vào giá do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời điểm thu hồi.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Bồi thường khi thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu biệt thự cao cấp ?

Chào luật sư, em có câu hỏi mong được tư vấn. Năm 2015 em có mua 3 hecta đất tại phường Phú Hài Thành Phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận của Cô Bảy. Hiện trên đất em đã trồng cây lâu năm được hơn 1 năm tuổi. Trong quá trình canh tác và xây một căn chòi canh đất, đoàn liên ngành của ủy ban nhân dân phường có ra lập biên bản và xử phạt. Trong biên bản xử phạt có ghi là chiếm đất của nhà nước và mức xử phạt là 5 triệu đồng. Đoàn liên ngành không ai có bản vẽ hoặc bản đồ. Chủ bán đất hiện (cô Bảy) vẫn còn đất một phần đất kề bên em.

Khi đoàn liên ngành của chính quyền địa phương vào lập biên bản các bên đã cãi vã rất nhiều. Nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân phường Phú Hài giai đoạn 1978 đến 1983 có xác nhận là đất này là của cô bảy canh tác từ năm 1980 đến nay. Ủy ban nhân dân phường Phú Hài, và ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết có lập dự án khu biệt thự resort cao cấp. UBND lập hồ sơ bồi thường là 60 triệu đồng 1 hecta tiền hỗ trợ công khai phá. Luật sư cho em hỏi trường hợp của em có được đền bù theo khung giá khung giá đất nông nghiệp không ? Và khi tranh chấp không được giải quyết em cần gặp cơ quan chức năng nào khiếu nại ? Nếu trường hợp khiếu nại không được giải quyết em cần khiếu kiện thế nào ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

Bồi thường khi thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu biệt thự cao cấp ?

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 10 quy định căn cứ vào mục đích sử dụng đất, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

“a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”

Ủy ban nhân dân phường Phú Hài, và Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết lấy đất làm dự án khu biệt thự resort cao cấp, vì vậy thuộc trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng được quy định tại Điều 62 Luật đất đai 2013.

Khoản 1 Điều 75 Luật đất đai quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”

Điều 74 Luật đất đai 2013 quy định Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

“1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

Như vậy nếu gia đình bạn đủ điều kiện được bồi thường về đất theo điều 75 luật đất đai năm 2013 thì mức bồi thường được căn cứ vào bảng giá đất của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nếu đất bị thu hồi là đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 (không có giấy tờ, không đủ điều kiện được pháp luật công nhận) thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương.

“Điều 25. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất

Ngoài việc hỗ trợ quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 và 24 của Nghị định này, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất và công bằng đối với người có đất thu hồi; trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với thực tế của địa phương; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Như vậy, bạn phải được bồi thường là 60 triệu đồng 1 hecta tiền hỗ trợ công khai phá có thể được dựa vào tình hình thực tế của địa phương cho phù hợp khi gia đình bạn không có đủ giấy tờ để được công nhận quyền sử dụng đất.

Không đồng ý với quyết định của UBND bạn có khiếu nại quyết định hành chính đó, với trình tự khiếu nại quy định tại Điều 7 như sau:

“1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Lâm trường có được phép khai thác, thu hồi đất rừng đã giao khoán không ?

Kính thưa luật sư; xin hỏi lật sư một việc sau: năm 1992 dân chúng tôi nhận giao khoan trồng rừng phòng hộ đầu nguồi 327 và 661 với lâm trường lộc bình nhằm xóa đói giảm nghèo theo chủ chương của đảng nà nhà nước. Lâm trường có được phép khai thác, thu hồi đất rừng của chúng tôi hay không ? chúng tôi phải làm như thế nào ?

Khi đó lâm trường chỉ cung cấp cho chúng tôi hạt giống cây thông để dân chúng tôi tự ươm rồi mang đi trồng theo các diện tích mà chúng tôi được giao khoán, kinh phí trăm sóc, bảo vệ… chúng tôi không được nhận đầy đủ như trong hợp đồng do khi đó lâm trường nói là chưa có kinh phí từ đó tới nay dân chúng tôi đã bảo vệ, trăm sóc rừng đã được 24 năm. trong xuốt 24 năm qua mỗi khi có hỏa hoan cháy rừng, đại dịch sâu thông sảy phía lâm trường cũng không cử người hay cung cấp thốc trừ sâu cho chúng tôi để phun trừ sâu hại, cháy rứng nhà ai thì nhà đó tự đi rập lửa, sâu dịch nhà ai nhà đó tự bỏ tiền ra để mua thuốc trừ sâu, lâm trường bỏ mặc cho chúng tôi như thế. năm 2010 luật đất đai ra đời lâm trường đã quy hoạch tất cả các diện tích rừng mà chúng tôi quản ly thành đất rừng của lâm trương và đã được cấp sổ đỏ mà dân chúng tôi không hề được biết hơn nữa để được khai thác lâm trường đã tự ‎ chuyển đổi hợp đồng của chúng tôi từ rừng phòng hộ đầu nguôn sang rừng sản xuất mà không thông báo gì cho chúng tôi. nay lâm trường vào thông báo là đất và rừng mà chúng tôi đang trăm sóc, bảo vệ từ trước tới nay là của lâm trường, lâm trường sẽ tiến hành khai thác gỗ và thu hồi đất. dân chúng tôi quản ly đất và rừng từ trước năm 2010 khi luật đất đai ra đời thì lại không được cấp sổ bìa đỏ đất rừng để ổn định phát triển kinh tế xóa đỏi giảm nghèo.

Vậy xin hỏi luật sư; diện tích đất rừng mà chúng tôi đang quản ly, bảo vệ này có thuộc về chúng tôi hay không ? lâm trường lộc bình tự chuyển đổi hợp đồng mà không thông báo cho dân như vạy là đúng hay sai ? lâm trường có được phép khai thác, thu hồi đất rừng của chúng tôi hay không ? chúng tôi phải làm như thế nào ?

Rất mong được câu trả lời của luật sư./. trân trọng cảm ơn.

>>

Luật sư tư vấn:

Diện tích đất rừng mà bạn quản lý thuộc quyền quản lý của bạn cho đến hết thời hạn giao khoán theo hợp đồng. Tuy nhiên, bạn không thuộc đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất rừng này bởi bạn chỉ được nhận giao khoán có thời hạn từ lâm trường. Hiện tại vì chúng tôi không biết rõ được hợp đồng giao khoán của bạn hình thức ra sao và thời hạn giao khoán là bao nhiêu nên chưa thể nói rõ về thời hạn hết quyền lợi của bạn trên diện tích đất rừng này.

Lâm trường tự chuyển đổi rừng từ phòng hộ sang rừng sản xuất là phù hợp theo quy định của và vẫn giao cho chủ cũ đang trong thời gian giao khoán. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho người được giao khoán.

Lâm trường được phép khai thác và thu hồi đất rừng đã giao khoán cho bạn hay không còn tùy vào chu kỳ kinh doanh của rừng bởi nó đã được chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất. bởi theo Điều 11 thì:

“Điều 11.- Giao khoán đất lâm nghiệp:

1/ Bên giao khoán xác định diện tích, hiện trạng, vị trí, ranh giới từng lô, khoảnh rừng trên thực địa và bản đồ để giao cho bên nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo hợp đồng;

2/ Thời hạn giao khoán đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 50 năm; đối với rừng sản xuất thì theo chu kỳ kinh doanh.”

Ở trường hợp này bạn có quyền được yêu cầu Lâm trường phải thực hiện đủ quyền lợi cho bạn đối với rừng phòng hộ theo Điều 6 Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001quy định:

Điều 6. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ:

1. Được Nhà nước cấp kinh phí để trồng và chăm sóc rừng theo quy định hiện hành.

2. Được sử dụng cây nông nghiệp lâu năm làm cây trồng chính rừng phòng hộ hoặc trồng xen với cây rừng bản địa lâu năm theo thiết kế trồng rừng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

3. Được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và phải đảm bảo độ tàn che của rừng trên 0,6 sau khi tỉa thưa.

4. Được sử dụng tối đa không quá 20% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

5. Được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá 20% khi rừng phòng hộ được phép khai thác theo thiết kế được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp giấy phép khai thác.

Giá trị sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế được phân chia theo tỷ lệ như sau: hộ gia đình, cá nhân được hưởng từ 90 – 95%, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.

6. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư vốn để trồng rừng thì được hưởng 100% sản phẩm khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá 10% diện tích do chủ rừng đã gây trồng thành rừng theo quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành.”

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về tranh chấp rừng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Thu hồi đất trái quy định pháp luật ?

Thưa luật sư! UBND huyện Krông Năng lại “năn nỉ” dân hiến đất cho chính quyền địa phương rồi sau đó cấp cho nhiều người khác. Ông Nguyễn Văn A (ngụ xã Ea Toh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) khiếu nại UBND huyện Krông Năng đã lừa lấy đất của ông cấp cho người khác trong 16 năm đòi đất.Xin hỏi Luật sư là làm cách nào để có thể nhận bồi thường, nếu không được bồi thường thì làm thế nào để nhận lại đất đã hiến cho xã ?

Dù UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn yêu cầu trả lại đất cho người dân nhưng UBND huyện Krông Năng lại “năn nỉ” dân hiến đất cho chính quyền địa phương rồi sau đó cấp cho nhiều người khác* Báo Người Lao Động vừa nhận được đơn của ông Nguyễn Văn A (ngụ xã Ea Toh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) khiếu nại UBND huyện Krông Năng đã lừa lấy đất của ông cấp cho người khác. *16 năm đòi đất* Theo đơn Ông Nguyễn Văn A trình bày, năm 1998, Ban Quy hoạch khu vực Bãi Bằng (xã Ea Tân, huyện Krông Năng) chuẩn bị thu hồi 12.400 m2 đất của gia đình ông và dự kiến đền bù với số tiền là 32 triệu đồng để quy hoạch khu trung tâm xã. Khi Ông Nguyễn Văn A chuẩn bị nhận tiền và ký vào thì lực lượng chức năng huyện Krông Năng đình chỉ vụ việc. Nguyên do là Ban Quy hoạch khu vực Bãi Bằng không đủ thẩm quyền thu hồi đất . Ông Nguyễn Văn A bên mảnh đất của mình đã bị UBND huyện cấp cho người khác Thế nhưng vào thời điểm đó, Ban Quy hoạch khu vực Bãi Bằng đã “lỡ” phân lô, bán đất của Ông Nguyễn Văn A cho một số hộ dân nên mặc dù chưa có quyết định thu hồi nhưng thực tế số diện tích này Ông Nguyễn Văn A không được quyền sử dụng mà thuộc quản lý của cơ quan chức năng .

Ông Nguyễn Văn A đã làm đơn đề nghị cơ quan chức năng trả 32 triệu đồng tiền đền bù theo thỏa thuận hoặc giải tỏa số hộ dân để trả đất lại cho ông nhưng không được giải quyết. Đến năm 2007, UBND huyện Krông Năng lại tiếp tục cấp phép xây dựng Phòng Giao dịch Tân Phát (thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Năng) và một số cơ sở hạ tầng trên một phần diện tích đất của Ông Nguyễn Văn A. Nhận được khiếu nại của Ông Nguyễn Văn A,UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn số 4482/UBND-NC ngày 31-8-2010 giải quyết vụ việc. Theo đó, do chưa được bồi thường nên 12.400 m2 đất trên vẫn thuộc quyền sử dụng của Ông Nguyễn Văn A. UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu UBND huyện Krông Năng giải quyết khiếu nại của Ông Nguyễn Văn A theo hướng: Công nhận quyền sử dụng đối với toàn bộ diện tích đất trên, đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất đối với phần diện tích còn lại (sau khi trừ của chi nhánh ngân hàng, bưu điện văn hóa và một số hộ gia đình đã sử dụng). Đối với diện tích 1.000 m2 mà ngân hàng và bưu điện đang sử dụng trên diện tích đất của Ông Nguyễn Văn A thì lập thủ tục thu hồi và bồi thường cho gia đình ông. *Chỉ đạo một đằng làm một nẻo*

Văn bản của UBND tỉnh Đắk Lắk đã hướng dẫn rất rõ ràng nhưng thay vì thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên thì cuối năm 2010, UBND huyện Krông Năng lại “năn nỉ” Ông Nguyễn Văn A hiến tặng 3.640 m2 đất đã lỡ sử dụng và hứa sẽ cấp GCNQSD đất cho diện tích còn lại (8.760 m2) và được Ông Nguyễn Văn A chấp nhận. Thế nhưng sau đó, UBND huyện Krông Năng lại không cấp GCNQSD cho Ông Nguyễn Văn A. Tháng 5-2011, UBND huyện Krông Năng tiếp tục “xin” Ông Nguyễn Văn A thêm 2.400 m2 đất. Đổi lại, UBND huyện sẽ cấp 100 m2 đất tại khu giáp ranh với chi nhánh ngân hàng nằm trên khu đất cũ của Ông Nguyễn Văn A và cấp GCNQSD đất cho Ông Nguyễn Văn A sau khi trừ các diện tích đã hiến. Điều đáng nói là đến năm 2013, UBND huyện Krông Năng lại lấy diện tích đất mà Ông Nguyễn Văn A hiến tặng chia lô giao cho hàng chục hộ dân nhưng lại “quên” cấp 100 m2 đất cho gia đình ông như đã thỏa thuận. “UBND huyện không cấp 100 m2 đất cho tôi, đồng nghĩa với việc thỏa thuận bị phá vỡ nhưng huyện vẫn vô tư lấy đất của tôi đem cấp cho người khác. Như vậy, chẳng khác nào UBND huyện lừa lấy đất của tôi” – Ông Nguyễn Văn A bức xúc. Nói về sự bất nhất trên, ông Trương Hoài A, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Năng, vòng vo: “Khi có quy hoạch thành lập chợ tại khu Bãi Bằng, nhiều hộ dân đã nộp tiền mua đất trên phần đất của Ông Nguyễn Văn A. Việc này kéo dài đã nhiều năm nên để ổn định tình hình an ninh trật tự, lúc Ông Nguyễn Văn A hiến đất và đưa ra thỏa thuận, huyện có đồng ý cấp 100 m2 đất nhưng thực ra chỉ là “ghi nhận”(!?).

Do vị trí “ghi nhận” cấp đất cho Ông Nguyễn Văn A trước đó đã được quy hoạch nên giờ không thể cấp cho Ông Nguyễn Văn A được”. *Trả đất trên giấy!* Thực hiện 1 trong 2 nội dung thỏa thuận hiến đất, tháng 10-2011, UBND huyện Krông Năng đã cấp GCNQSD đối với 6.360 m2 cho Ông Nguyễn Văn A, đồng nghĩa trả lại số diện tích chưa sử dụng. Tuy nhiên, Ông Nguyễn Văn A cho biết: “Mang tiếng được huyện trả đất nhưng gia đình tôi không sử dụng được vì đất đã bị lấn chiếm mà huyện không có biện pháp giải tỏa. UBND huyện hướng dẫn tôi làm đơn kiện các hộ đó ra tòa nhưng tòa không xử được vì xã ghi số thửa khác so với GCNQSD đất do UBND huyện cấp”. 06/09/2014 Chuyện không tưởng. Từ đây về sau chính quyền địa phương đừng mong dân hiến đất. Anh Q 04/09/2014 không phải bác Thắng lấy lại đất được rồi à. hồi trước thấy trên VTV thông báo xã Ea Tân huyện Krông Năng phải trả đất lại cho bác mà Tư Hưng 03/09/2014 Cái gì mà ‘hướng dẫn làm đơn kiện ra tòa’? Anh lấy đất của tôi đưa cho người khác (và có thể đã nhận gì đó từ họ) rồi bây giờ bảo tôi kiện họ đi! Anh nợ tôi trực tiếp thì anh có trách nhiệm phải trả, vậy …Bạn đọc *Dân tố UBND huyện lừa lấy đất* *Bài và ảnh: Cao Nguyên | *01/09/2014 21:55 *Dù UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn yêu cầu trả lại đất cho người dân nhưng UBND huyện Krông Năng lại “năn nỉ” dân hiến đất cho chính quyền địa phương rồi sau đó cấp cho nhiều người khác* Báo Người Lao Động vừa nhận được đơn của ông Nguyễn Văn A (ngụ xã Ea Toh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) khiếu nại UBND huyện Krông Năng đã lừa lấy đất của ông cấp cho người khác. *16 năm đòi đất* Theo đơn Ông Nguyễn Văn A trình bày, năm 1998, Ban Quy hoạch khu vực Bãi Bằng (xã Ea Tân, huyện Krông Năng) chuẩn bị thu hồi 12.400 m2 đất của gia đình ông và dự kiến đền bù với số tiền là 32 triệu đồng để quy hoạch khu trung tâm xã. Khi Ông Nguyễn Văn A chuẩn bị nhận tiền và ký vào biên bản thỏa thuận thì lực lượng chức năng huyện Krông Năng đình chỉ vụ việc. Nguyên do là Ban Quy hoạch khu vực Bãi Bằng không đủ thẩm quyền thu hồi đất . Ông Nguyễn Văn A bên mảnh đất của mình đã bị UBND huyện cấp cho người khác Thế nhưng vào thời điểm đó, Ban Quy hoạch khu vực Bãi Bằng đã “lỡ” phân lô, bán đất của Ông Nguyễn Văn A cho một số hộ dân nên mặc dù chưa có quyết định thu hồi nhưng thực tế số diện tích này Ông Nguyễn Văn A không được quyền sử dụng mà thuộc quản lý củacơ quan chức năng . Ông Nguyễn Văn A đã làm đơn đề nghị cơ quan chức năng trả 32 triệu đồng tiền đền bù theo thỏa thuận hoặc giải tỏa số hộ dân để trả đất lại cho ông nhưng không được giải quyết. Đến năm 2007, UBND huyện Krông Năng lại tiếp tục cấp phép xây dựng Phòng Giao dịch Tân Phát (thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Năng) và một số cơ sở hạ tầng trên một phần diện tích đất của Ông Nguyễn Văn A. Nhận được khiếu nại của Ông Nguyễn Văn A,UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn số 4482/UBND-NC ngày 31-8-2010 giải quyết vụ việc. Theo đó, do chưa được bồi thường nên 12.400 m2 đất trên vẫn thuộc quyền sử dụng của Ông Nguyễn Văn A. UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu UBND huyện Krông Năng giải quyết khiếu nại của Ông Nguyễn Văn A theo hướng: Công nhận quyền sử dụng đối với toàn bộ diện tích đất trên, đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất đối với phần diện tích còn lại (sau khi trừ của chi nhánh ngân hàng, bưu điện văn hóa và một số hộ gia đình đã sử dụng).

Đối với diện tích 1.000 m2 mà ngân hàng và bưu điện đang sử dụng trên diện tích đất của Ông Nguyễn Văn A thì lập thủ tục thu hồi và bồi thường cho gia đình ông. *Chỉ đạo một đằng làm một nẻo* Văn bản của UBND tỉnh Đắk Lắk đã hướng dẫn rất rõ ràng nhưng thay vì thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên thì cuối năm 2010, UBND huyện Krông Năng lại “năn nỉ” Ông Nguyễn Văn A hiến tặng 3.640 m2 đất đã lỡ sử dụng và hứa sẽ cấp GCNQSD đất cho diện tích còn lại (8.760 m2) và được Ông Nguyễn Văn A chấp nhận. Thế nhưng sau đó, UBND huyện Krông Năng lại không cấp GCNQSD cho Ông Nguyễn Văn A. Tháng 5-2011, UBND huyện Krông Năng tiếp tục “xin” Ông Nguyễn Văn A thêm 2.400 m2 đất. Đổi lại, UBND huyện sẽ cấp 100 m2 đất tại khu giáp ranh với chi nhánh ngân hàng nằm trên khu đất cũ của Ông Nguyễn Văn A và cấp GCNQSD đất cho Ông Nguyễn Văn A sau khi trừ các diện tích đã hiến. Điều đáng nói là đến năm 2013, UBND huyện Krông Năng lại lấy diện tích đất mà Ông Nguyễn Văn A hiến tặng chia lô giao cho hàng chục hộ dân nhưng lại “quên” cấp 100 m2 đất cho gia đình ông như đã thỏa thuận. “UBND huyện không cấp 100 m2 đất cho tôi, đồng nghĩa với việc thỏa thuận bị phá vỡ nhưng huyện vẫn vô tư lấy đất của tôi đem cấp cho người khác. Như vậy, chẳng khác nào UBND huyện lừa lấy đất của tôi” – Ông Nguyễn Văn A bức xúc. Nói về sự bất nhất trên, ông Trương Hoài A, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Năng, vòng vo: “Khi có quy hoạch thành lập chợ tại khu Bãi Bằng, nhiều hộ dân đã nộp tiền mua đất trên phần đất của Ông Nguyễn Văn A. Việc này kéo dài đã nhiều năm nên để ổn định tình hình an ninh trật tự, lúc Ông Nguyễn Văn A hiến đất và đưa ra thỏa thuận, huyện có đồng ý cấp 100 m2 đất nhưng thực ra chỉ là “ghi nhận”(!?). Do vị trí “ghi nhận” cấp đất cho Ông Nguyễn Văn A trước đó đã được quy hoạch đất chuyên dùng nên giờ không thể cấp cho Ông Nguyễn Văn A được”. *Trả đất trên giấy!* Thực hiện 1 trong 2 nội dung thỏa thuận hiến đất, tháng 10-2011, UBND huyện Krông Năng đã cấp GCNQSD đối với 6.360 m2 cho Ông Nguyễn Văn A, đồng nghĩa trả lại số diện tích chưa sử dụng. Tuy nhiên, Ông Nguyễn Văn A cho biết: “Mang tiếng được huyện trả đất nhưng gia đình tôi không sử dụng được vì đất đã bị lấn chiếm mà huyện không có biện pháp giải tỏa. UBND huyện hướng dẫn tôi làm đơn kiện các hộ đó ra tòa nhưng tòa không xử được vì bản đồ địa chính xã ghi số thửa khác so với GCNQSD đất do UBND huyện cấp”. 06/09/2014 Chuyện không tưởng. Từ đây về sau chính quyền địa phương đừng mong dân hiến đất. Anh Q 04/09/2014 không phải bác Thắng lấy lại đất được rồi à. hồi trước thấy trên VTV thông báo xã Ea Tân huyện Krông Năng phải trả đất lại cho bác mà Tư Hưng 03/09/2014 Cái gì mà ‘hướng dẫn làm đơn kiện ra tòa’? Anh lấy đất của tôi đưa cho người khác (và có thể đã nhận gì đó từ họ) rồi bây giờ bảo tôi kiện họ đi! Anh nợ tôi trực tiếp thì anh có trách nhiệm phải trả, vậy …

Xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Lưu ý: Việc áp dụng các văn bản pháp luật khác nhau là căn cứ vào nguyên tắc áp dụng pháp luật : Hành vi xẩy ra tại thời điểm nào thì áp dụng văn bản pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm đó. Do đó việc căn cứ vào Luật đất đai ở những giai đoạn khác nhau chính là vì hành vi xẩy ra ở những thời điểm khác nhau tương ứng với văn bản pháp luật đó đang có hiệu lực áp dụng tại thời điểm đó.

2. Luật sư tư vấn:

Như thông tin của Bác đã đưa ra như trên, chúng tôi có những tư vấn cho Bác như sau:
Như thông tin Bác cho biết thì năm 1998, Ban Quy hoạch khu vực Bãi Bằng (xã Ea Tân, huyện Krông Năng) có hành vi thu hồi đất thu hồi 12.400 m2 để quy hoạch khu trung tâm xã. Vấn đề này được pháp luật quy định như sau: Căn cứ điều 27 và điều 58 của Luật đất đai 1993.

Điều 27
Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại.

Việc UBND huyện Krông Năng vấn quyết định thu hồi, thu hồi đất của Bác là để làm trung tâm xã thì thuộc trường hợp nhà nước thu hồi để phục vụ lợi ích công cộng do đó nhà nước phải có nghĩa vụ đền bù như số tiền đã thỏa thuận với Bác là 32 triệu đồng. Thực tế UBND huyện Krông Năng đã không đền bù cho Bác 32 triệu đồng trên là sai.
Việc UBND huyện Krông Năng vấn tiếp tục thực hiện hành vi đối với Bác thì bắt buộc phải có quyết định thu hồi đất. Vấn đề này được quy định tại Điều 39 của luật Đất đai 2003

Điều 39. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
3. Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất.”

Do đó nếu mà UBND huyện Krông Năng chưa có quyết định thu hồi đất thì UBND huyện Krông Năng không được phép quy hoạch hay xây dựng gì trên mảnh đất 12.400m2 của Bác.

Đến năm 2007 UBND huyện Krông Năng lại tiếp tục cấp phép xây dựng Phòng Giao dịch Tân Phát (thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Năng) và một số cơ sở hạ tầng trên một phần diện tích đất của Bác là hoàn toàn trái với quy định của luật đât đai 2003 và Nghị định181/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai 2003.
Biện pháp giải quyết:
Như vậy với trường hợp mảnh đất của Bác có diện tích 12.400m2 đã sử dụng ổn định tứ trước năm 1998 và đến năm 1998 bị UBND xã Ea Tân và UBND huyện Krông Năng thu hồi trái pháp luật. Do vậy căn cứ Công văn số 4482/UBND-NC ngày 31-8-2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk về giải quyết vụ việc của bác thì Ủy ban nhân dân huyện đã có hành vi vi phạm trong quá trình giải quyết thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất. Vì vậy bác có thể làm lên tòa an nhân dân tỉnh Đắk Lắk để giải quyết. Vấn đề này được quy định tại khoản 4 điều 32 của luật tố tụng hành chính 2015.

Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.”

Như vậy đối tượng để Bác làm đơn khởi kiện là UBND huyện Krông Năng. Về việc thu hồi đất mà không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Bác cũng như thủ tục thu hồi trái với quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *