Đem vứt ma túy cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, chồng tôi có tàng trữ mua bán ma tuý đá số lượng 1,2 kg, đã bị bắt. Thời gian bị bắt trong ngày, tôi có nhận cuộc điện thoại của người lạ họ bảo kiếm trong nhà xem có gì không, thì phát hiện 1 kg ma tuý đá sau đó đem đi vứt.

Tôi muốn hỏi làm như vậy tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu có thì phạt tù mấy năm. Và chồng tôi chịu tội gì. Rất mong được sự phản hồi sớm nhất của luật sư. Tôi cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Trước hết thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

1. Tội mua bán trái phép chất ma túy

Theo như mô tả của bạn, chồng bạn đã có hành vi tàng trữ mua bán 1,2 kg ma túy đá. Điều 251 có quy định về tội ” Tội mua bán trái phép chất ma túy”. Để biết một người có thuộc vào tội này hay không thì phải biết cấu thành tội phạm của tội này:

– Về chủ thể phạm tội:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. Ngoài tra người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong một số điều trong đó có Điều 251 ” Tội mua bán trái phép chất ma túy”. Cụ thể người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi thuộc vào các khoản 2,3 và 4 Điều 251.

– Về đối tượng tác động của tội này là chất ma túy được quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục ma túy và tiền chất. Đối với ma túy đá, ma túy đó là loại ma túy tổng hợp trong đó có chứa các chất methamphetamin ( meth), amphethamine ( amph) thậm chí có cả niketamid.

– Về hành vi khách quan:

Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là các hành vi bán hay mua để bán, vận chuyển ma túy để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại trái phép; hoặc dùng ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy.

Trong đó, trường hợp của chồng bạn là tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy sau đó đem bán chất ma túy đó cho người khác. Hành vi tàng trữ ở đây giống như hành vi trong ” Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” ( Điều 249) chỉ khác nhau ở mục đích nếu chứng minh được một người tàng trữ nhằm mục đích mua bán thì thuộc ” Tội mua bán trái phép chất ma túy” ( Điều 251) , còn không chứng minh được mục đích mua bán thì chỉ thuộc vào ” Tôi tàng trữ trái phép chất ma túy” ( Điều 249).

– Về mặt chủ quan: hành vi của người mua bán trái phép chất ma túy là hành vi cố ý, tức là biết hành vi của mình trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội mà vẫn thực hiện.

Trong trường hợp của chồng bạn, nếu có đủ các dấu hiệu kể trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về ” Tội mua bán trái phép chất ma túy” ( Điều 251).

– Về mức hình phạt: chồng bạn đã tàng trữ mua bán 1,2 kilôgam ma túy đá thuộc vào khoản 4 Điều 251 với mức án đến 20 năm, chung thân hoặc từ hình:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

2. Đối với hành vi vứt hộ chất ma túy của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không ?

Theo lời của bạn, bạn đã nhận được cuộc gọi tìm ma túy trong nhà và mang đi vứt. Hành vi này như bạn mô tả thì cơ quan điều tra không phát hiện ra hành vi này. Việc có bị truy cứu trách nhiệm hình sư hành không còn phụ thuộc vào việc bạn có biết hành vi tàng trữ mua bán ma túy trái phép hay không.

– Nếu bạn biết hành vi của chồng mình mà im lặng thì mặc dù không tham gia trực tiếp thì hành vi của bạn sẽ là đồng phạm với chồng về ” Tội mua bán trái phép chất mua túy” ( Điều 251).

– Nếu bạn không biết về hành vi trái pháp luật của chồng mình nhưng sau khi biết lại có hành vi phi tang chứng cứ từ hành vi của mình. Hành vi này đối với người khác sẽ phạm tội ” Che dấu tội phạm” ( Điều 18)

Điều 18. Che dấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 18 bạn là vợ của người có hành vi phạm tội nên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ” Che dấu tội phạm”.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *