Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.
Hành vi đe dọa giết người khi nào thì bị khởi tố và truy tố trách nhiệm hình sự với tội đe dọa giết người ? xin giấy phép tư vấn và gải đáp những quy định của pháp luật hình sự đối với tội danh đe dọa giết người theo quy định của pháp luật hình sự:
Mục lục bài viết
1. Đe dọa giết người khác có phạm luật hình sự hay không ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình em và hàng xóm có mâu thuẫn về việc nhà hàng xóm trồng cây lấn sang đất nhà em. gia đình em đã nói bảo hàng xóm chặt đi nhưng họ không chịu chặt. vì vậy mà bố em bự tức và có ý định sẽ đe dọa giết nhà hàng xóm cho họ sợ mà chặt cây đi. cho em hỏi là việc làm của bố em có bị coi là vi phạm pháp luật không ạ ? Cảm ơn!
Luật sư tư vấn quy định pháp luật về hành vi đe dọa giết người, gọi:
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 103 BLHS
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy nếu bố bạn có hàn vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bố bạ mới phải chịu trách nhiệm hình sự . Còn nếu không thì bố bạn chỉ chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính thôi
Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình em co vay tiền của một người , người đó được mọi người biết đến là xã hội đen . Người đó cho vay vd 100.000 đ sẽ lấy lãi 1 ngày 15.000 đ . Người vay sẽ đóng hoài tiền lãi cho đến khi hoàn trả được vốn, nếu ko có tiền đóng lãi thì tiền lãi nợ sẽ bị cộng vào vốn và lãi sẽ tăng lên theo tiền vốn, nếu ai ko trả sẽ bị hâm doạ chém giết. Vậy luật sư cho em hỏi , hành vi cho vay đó có vi phạm pháp luật ko Nếu có em phải lam cách nào để giải quyết ạ Em rất mong luật sư sẽ tư vấn giùm em E xin cám ơn rất nhiều Đã gửi từ iPhone của tôi
Điều 163 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm”.
Theo quy định của điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên.
Thứ hai: Có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
> NHư vậy ban có thể tố cáo tội phạm ra cơ quan công an gần nhất hoặc tòa án , viện kiểm soát để được giả quyết theo quy định của Pháp luật
Thưa luật sư, xin hỏi: Hôm 17/8 vừa qua có một tin nhắn vào điện thoại tôi với nội dung”MAY LAM VIEC CAN THAN KHONG TAO OP MIN VAO NHA MAY DAY” sau đó tôi nhắn lại là mày biết tao là ai không mà doạ thì nó nhắn lại ngay và biết rất rõ về tôi và gia đình bố mẹ tôi, tiếp đó nó nhắn lien tục nhiều tin “MAY PHAI CHET, MAY CHAC CHAN PHAI CHET….” Vì vậy tôi rất băn khoăn về việc này nên nhờ Luật sư tư vân giúp tôi phải làm gì để giải quyết vấn đề này, vì tôi là cán bộ Địa chính của một xã miền núi, nhưng chưa từng va về vần đề này bao giờ vì vậy nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi. xin cảm ơn
Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Để thỏa mãn cấu thàn tội đe dọa giết người thì pahir có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện,
Như vậy trong trường hợp của bạn thì bạn nên ra có quan công an gần nhất để tố cáo tội phạm
Luật sư giúp tôi với Chị A được bác sĩ B đỡ đẻ, ca đẻ là ca đẻ ngược, cháu bé chào đời và bị gãy tay, không khóc được, chỉ thở thoi thóp. Bác sĩ B kết luận cháu bé đã chết và không cho người nhà vào nhìn mặt cháu lần cuối. Bà N là mẹ chị A đã xông vào và thấy cháu bé vẫn còn thở thoi thóp, thấy vậy đã chuyển cháu bé lên bệnh viện tuyến trên. Sau 5 này chăm sóc tận tình của các bác sĩ ở đây cháu bé đã không qua khỏi và chết. Liệu trong trường hợp này bác sĩ B có phạm tội giết người không? Hay phạm một tội khác?
NHƯ vậy trường hợp của vị bác sĩ này dõ dàng biết em bé đó vẫn còn sống nhưng cố tình không cứu giúp mà lại đi thông báo với gaiddinhf là cháu bé đã mất . Như vậy thì ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 102 BLHS
Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Chào VP Xin giấy phép! Tôi cần tư vấn như sau: Tôi có quan hệ yêu đương với một anh đã có gia đình, tôi thuê trọ một phòng riêng và anh ấy thường xuyên ghé qua ngủ với tôi. Tôi biết rằng việc mình đang làm là sai trái nên đã chủ động chia tay với anh ta. Sau khi chia tay anh ta thường xuyên đe dọa, chửi bới xúc phạm tôi ( có chứng cứ gmail anh ta gửi, gmail này anh ta đăng ký cho cty nên thể hiện rõ người đó là anh ta, tin nhắn đt anh ta dùng sđt của vợ- cũng thể hiện rõ,các số khác là sim rác ko thể xác nhận chính xác là anh ta). Thậm chí anh ta còn đe dọa giết tôi bằng tin nhắn sđt lạ. Anh ta còn lên cty tôi làm ầm lên, đòi cái đt anh ta đã tặng tôi và chặn đường tôi đòi tôi phải đưa cho anh ta 7,5tr thì anh ta mới để yên, thậm chí anh ta còn dọa sẽ tung ảnh nóng, clip sex của tôi, tuy nhiên hình ảnh anh ta gửi cho tôi lại ko rõ mặt tôi, những hình ảnh khác tôi ko biết tôi còn giữ đầy đủ những chứng cứ đó tuy nhiên anh ta rất khôn khéo, dùng sđt lạ, hình ảnh cũng ko rõ mặt tôi, nhưng ng quen bạn bè nhìn vẫn nhận ra Bây giờ tôi muốn viết đơn tố cáo anh ta thì có sợ anh ta kiện lại tôi chuyện đã có quan hệ với ng có vợ rồi ko? Hiện giờ tôi rất bế tắc, ăn ko ngon ngủ ko yên, mong VP luật Minh Khuê tư vấn giúp tôi, cảm ơn rất nhiều
Trường hợp này của bạn thì bạn lên làm đơn tố cáo anh ta tội đe doại giết người, tội làm mhục danh dự nhân phẩm người khác theo các quy định :
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Về vấn đề bạn sống chung với người đã có gia đình thì như vậy có thể bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại điều 48 Nghị định 110/2013/ NĐ – CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình , thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp hợp tác xã thì :
Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Thưa luật sư, xin hỏi: Theo những điều luật về tự do tôn giáo liệu mình có thể khởi kiện việc mình bị một người họ hàng hành hung và khủng bố tâm lý của mình không, sau khi mình rời bỏ thiên chúa giáo vì không còn tin tưởng thì họ bắt đầu hù dọa sẽ giết mình nếu mình không quay lại đạo.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì công dân có quyền tựu do tín ngưỡng tôn giáo nhưng phải trong các tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật cho phép.Nếu bạn rồi khởi đạo thiên chúa và bạn bị đe dọa giết người thì bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi của họ theo quy định tại Điều 103 BLHS
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi muốn hỏi vấn đề sau: -Mẹ tôi đang đi từ nhà mình vào nhà anh họ tôi (nhà mẹ tôi cách nhà anh họ tôi một con hẻm), đang trên đường đi thì bị anh A chặn đường hành hung mẹ tôi buộc mẹ tôi phải gọi anh họ tôi ra (anh A có ý định muốn tìm anh họ tôi để giết trong khi anh họ tôi chẳng đụng chạm ,liên quan gì đến anh A),mẹ tôi không gọi thì anh cầm dao có mang theo có y 1định đâm mẹ tôi ,mẹ tôi giựt dao lại thì bị tét nhẹ ở tay và bị anh đập dầu vào tường rất nhiều lần, (thời gian trước anh có đến nhà anh họ tôi quậy phá ,hành hung gia đình tôi và được xử lý bằng cách cam kết sẽ không tái phạm nữa ,nếu tái phạm sẽ chịu hình phạt trước pháp luật ) anh A hành hung mẹ tôi khi trong người sử dụng chất ngay nghiện( đập đá ),anh còn hành hùng mợ tôi (mợ tôi đang trên đường về nhà ),đập phá nhà hàng xóm . – sau đó ,anh A bị công an phường lấy lời khai và được người thân bảo lãnh về . Dứng trước cổng công an phường anh còn nói vói những anh công an trực ca đó là sẽ còn tái hiện lần nữa . ** anh A là chồng cũ(đã li dị hợp pháp) của vợ anh họ tôi hiện nay , – tôi rất lo lắng cho gia đình và tôi muốn hỏi với hành vi như vậy anh bị xử phạt như thế nào ?
Trường hợp của bạn nếu người đó hành hung mẹ bạn thì người đó sẽ phải có trách nhiệm bòi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
NHư vậy để bảo vệ gia đình bạn có thể tố cáo ra cơ quan công an . Trong trường hợp nếu hành vi của người đó cấu thành nhiều tội phạm thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Thưa luật sư, xin hỏi: Gia dinh tôi có mau thuẫn với nhà hàng xóm.Về đất sử dụng lâu năm. Gia đình nhà hxom nhiều lần gây rối và chửi gia đình ba mẹ tôi.Cach đây ít ngày nguoi hàng xóm uống rượu cầm dao vào nhà tôi uy hiếp và nói sẽ giết mẹ tôi.Mẹ tôi chạy thoát được thì người này cầm dao đâm thủng tủ lạnh gia đình tôi. Gia dinh đã gửi đơn to cao len cong an giải quyết nhưng chưa thấy có phản hồi. Tôi xin hỏi hành vi của người hàng xóm vi phạm vào những điều khoản nào của luật pháp.Cấu thành những tội gì.Và nếu bị xử lý ông ta sẽ bị xử lý ra sao trước Pháp luật và gia đình tôi. Xin tran trong cam on.
TRường hợp bạn hỏi thì hành vi của người đó đã cấu thành các tội được quy định cụ thể trong BLHS đó là tội đe dọa giết người, tội làm nhục danh dự nhân phẩm người khác. Nếu người đó có ý định thực hiên hành vi đâm mẹ bạn thì còn có thể bị truy tố tội giết ngừoi theo các quy định
Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 93. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài để được tư vấn trực tiếp
Trân trọng./.
>> Xem thêm nội dung liên quan:
2. Bị doạ giết, thường xuyên bị đe dọa thì nên xử lý thế nào ?
Chào Xin giấy phép, Cho em hỏi mẹ em đang ở nhà 1 mình bị người nhà hàng xóm cầm dao xông vao nhà đòi giết rất may là mẹ em kịp khoá cửa nên đối tượng không vào được chỉ đứng ở ngoài cổng đập phá. Vậy cho em hỏi luật sư là người này có pham tội cố ý giết người không. Và em phải xử lí thế nào ạ. Trong khi thường xuyên bị đe doạ ? Cảm ơn!
Người gửi : Hoang Van Hoe
Luật sư trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 123, () quy định về tội giết người như sau:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Hành vi tước đoạt mạng sống của người khác được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống. Như vậy, trong trường hợp này có thể thấy hàng xóm nhà bạn có hành vi cầm dao xông vào nhà đe dọa sẽ giết mẹ bạn, nhưng không thực hiện được vì mẹ bạn đã kịp thời khóa cửa, trong tình huống này người phạm tội đã thực hiện hành vi có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người dù hậu quả chết người có xảy ra hay không. Nếu có đủ căn cứ chứng minh về động cơ và mục đích của người phạm tội thì có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015.
Mặt khác, nếu không chứng minh được là hành vi của người này nhằm mục đích chấm dứt sự sống của mẹ bạn thì có thể truy cứu họ về tội đe dọa giết người theo quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, khi có căn cứ chứng minh mẹ bạn lo sợ hành vi đe dọa của họ sẽ được thực hiện. Cụ thể:
Điều 133, Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội đe dọa giết người như sau:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Hành vi đe dọa ở đây có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…)hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…). người bị hại phải có thái độ lo lắng và có căn cứ lo sợ rằng hành vi này sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị hại có thực sự ở trong trang thái tâm lý như vậy hay không cần phải căn cứ vào các tình tiết: nội dung và hình thức đe dọa, thời gian, địa điểm, tương quan giữa người đe dọa và người bị đe dọa, thái độ, hành vi của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa.
Trên đây là nội dụng tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.
>> Xem thêm nội dung:
3. Tư vấn hình phạt đối với hành vi đe dọa dùng bùa ngảu giết người ?
Kính chào luật sư! Tôi bị một người trên facebook nhắn tin đe dọa sẽ dùng bùa ngải hại tôi ! Vậy kẻ đó có bị khép vào tội danh nào không?
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Người gửi: P.T.H
Trả lời:
Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Đối với hành vi nhắn tin đe dọa nhưng không dọa giết người, khiến người nhận được tin nhắn sợ hãi, bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hành vi được điều chỉnh bởi Điều 66 , cụ thể là tại Điểm g Khoản 3. Theo đó, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”
Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng công an cấp huyện (Điều 96, 97 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP).
Nếu trong nội dung tin nhắn có nội dung xâm hại đến tính mạng của bạn thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 103 về tội đe dọa giết người, cụ thể như sau:
“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Theo quy định này, người phạm tội đe dọa giết người là người có hành vi đe dọa người khác dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó bao gồm cả hình thức nhắn tin qua điện thoại, mạng xã hội. Tuy nhiên, trong lời đe dọa phải chứa đựng lời dọa giết người. Do vậy, nếu người có hành vi đe dọa nhưng không dọa giết người thì sẽ không phạm vào tội này.
Như vậy, nếu bạn bị người khác nhắn tin đe dọa, bạn có thể báo ngay với Cơ quan công an cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để tiến hành giải quyết.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến: Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
>> Xem thêm:
4. Tội khủng bố hay đe dọa giết người?
Chào các luật sư! gia đình cháu đang có chuyện không hay, nên nhờ luật sư tư vấn giúp cháu. Cách đây 1 tháng bố cháu uống say và không tự chủ được nên đã lấy điện thoại đã đăng ký ( sim chính chủ ) để gọi điện đe dọa đến tính mạng của 1ng đồng nghiệp.
Tuy nhiên, bố cháu chỉ nói như vậy chứ chưa hề có bất kì 1 hành vi, hành động,( tức là chỉ 1 lần duy nhất ) nào đe dọa khác nữa. Vậy trong trường hợp này bên kia có thể khởi tố bố cháu ko? bố cháu có mắc tội khủng bố trong luật hình sự ko? và nếu bị buộc tội thì mức án là bao nhiêu?
Trả lời:
Căn cứ Điều 103 :
” Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Đối với nhiều người;
B) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
C) Đối với trẻ em;
D) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Như vậy, hành vi khách quan của tội này được xác định khi bố bạn có hành vi đe dọa thông qua tin nhắn nhằm tước đoạt tính mạng của người đồng nghiệp trên.Khiến cho người bị đe dọa cụ thể là người đồng nghiệp có tâm lý lo sợ rằng khi nhận được tin nhắn đó thì hành vi sẽ xảy ra một cách thực sự.Và để xác định được tâm lý của người đồng nghiệp thì cần phải xem xét Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…Do đó ở đây thiếu thông tin bố bạn đe dọa mục đích là gì và đánh giá tâm lý của người đồng nghiệp như thế nào nên nếu bố bạn thỏa mãn dấu hiệu về mặt khách quan như phân tích thì có thể hành vi của bố bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 103 Bộ luật hình sự năm 1999 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009).
>> Tham khảo bài viết liên quan:
5. Chồng đe dọa giết vợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Chào Luật sư! Tôi có một thắc mắc rất mong được Luật sư giải đáp. Tôi lấy chồng năm 2014, sinh được một người con gái năm nay 3 tuổi. Trong quá trình chung sống chúng tôi bất đồng với nhau về quan điểm, thường xuyên cãi vã mâu thuẫn. Anh ta thường xuyên đánh đập lăng mạ tôi thậm tệ.
Tôi có bàn về vấn đề ly hôn với chồng, nhưng anh ta không đồng ý. Vừa rồi tôi có bế con về quê để trốn anh ta. Anh ta có gọi điện, nhắn tin với nội dung nếu anh ta sẽ đi tìm tôi, thấy là sẽ giết, thậm chí còn quay cả video mài dao và gửi cho tôi. Bây giờ tôi rất hoang mang không biết phải làm thế nào. Vậy cho tôi hỏi, nếu bây giờ tôi làm đơn tố cáo công an có giải quyết không khi chúng tôi vẫn là vợ chồng?
Cảm ơn luật sư!
Luật sư trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc đe dọa giết người của chồng bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?
Điều 133 có quy định về tội đe dọa giết người như sau:
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, việc chồng của bạn có hành vi đe dọa giết bạn đã thể hiện qua hành vi cụ thể: gọi điện, nhắn tin, gửi video mài dao,.. khiến bạn lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện trên thực tế ( ngay từ trong quá trình chung sống bạn đã thấy được tính cách bạo lực, gia trưởng của chồng mình). Xét về hành vi của chồng bạn và tâm lý lo sợ của bạn, khi bạn làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an có thể chồng bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 133 Bộ Luật hình sự 2015 về tội đe dọa giết người.
Thứ hai, về việc ly hôn đơn phương khi chồng bạn không đồng ý.
Khoản 1 Điều 51 có quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Do đó, trường hợp bạn chồng không đồng ý ly hôn thì thì bạncó thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên. Lúc này, Tòa án sẽ xem xét về hành vi bạo lực gia đình, việc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì sẽ giải quyết cho bạn ly hôn. Được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.
6. Có phạm tội đe dọa giết người không ?
Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi luật sư về một sự việc và mong luật sư tư vấn giúp tôi: bạn tôi có con với một người nhưng không có đăng ký kết hôn nên hai người đã chia tay vì không hợp nhau và bạn tôi nuôi con một mình. Cho đến khi bé được gần ba tuổi thì bạn tôi có yêu và quen một chàng trai trẻ, nhưng bạn tôi không muốn lấy người này vì muốn có cuộc sống ở nước ngoài và ngày bạn tôi quyết định chia tay để lấy chồng nước ngoài thì chàng trai này nói khi nào đi thì đi chứ giờ chàng trai muốn quen như vậy vì yêu bạn tôi. Người này đã năn nỉ rất nhiều lần và bạn tôi nói nếu vậy thì không được cho ai biết mối quan hệ này vì gia đình bạn tôi cũng rất khó, trong thời gian quen nhau bạn tôi đã rất nhiều lần muốn chia tay vì thấy có lỗi với người chồng bên kia nhưng chàng trai đó cứ đe doạ là đến nhà bạn tôi phá và nói cho tất cả mọi người biết rồi còn nói gặp bạn tôi ở đâu là giết ở đó. Bạn tôi không còn cách nào mà cứ tiếp tục mối quan hệ không có tình cảm mà vì sợ sệt này.
Đến hôm nay bạn đã tự tin chia sẻ với tôi và tôi chỉ có cách nhờ luật sư, nhưng bạn tôi lại không muốn cho ai biết vì bạn xấu hổ với gia đình hàng xóm và quan trọng là bạn tôi đang trong thời gian làm giấy tờ để được đoàn tụ với chồng, bạn sợ chuyện vỡ ra sẽ ảnh hưởng đến việc giấy tờ ?
Mong luật sư tư vấn cách tốt nhất giúp, cảm ơn luật sư…
, Gọi:
Trả lời:
Theo căn cứ tại Điều 103 quy định về tội đe doạ giết người như sau:
“Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Đối với nhiều người;
B) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
C) Đối với trẻ em;
D) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
– Về hành vi của tội đe doạ giết người: Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…)hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…). Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
– Về lỗi: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Vây, bạn của bạn sẽ phải chứng minh người kia có hành vi đe doạ giết người và hành vi đó sẽ xảy ra. Bạn của bạn nên đến cơ quan công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khai báo để được bảo vệ, để cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra và xác minh tội phạm, người phạm tội sẽ bị pháp luật trừng trị.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật hình sự –
Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.