Đề án trị thủy & xây dựng thành phố sông Hồng – Ai vi phạm tác quyền?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tháng 9/2005, Hàn Quốc ký bản ghi nhớ với TP. Hà Nội về “Hợp tác quy hoạch phát triển sông Hồng”. Phía Hàn Quốc đã lập một hệ thống để triển khai công việc và có một Tổ Dự án tại Hà Nội. TP. Hà Nội cũng lập một tổ công tác để hỗ trợ thực hiện dự án này.

Tháng 11/2006, Tổ Dự án đã công bố báo cáo “lập quy hoạch phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội”. Phần cốt lõi của Dự án là điều chỉnh 2 tuyến đê hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống. Tuy nhiên, phần này lại trùng khớp với đề án của hoạ sĩ Văn Thơ đã công bố và được cấp chứng nhận trước đó 1 năm .

Theo đề án của tác giả Văn Thơ. Điều chỉnh hai tuyến đê, bê tông hoá thành đê mới kiên cố và thành xa lộ giao thông. Biến bờ bãi hoang hoá hiện nay thành đường phố và công viên cây xanh… Nhũng ý tưởng được coi là táo bạo, bền vững, khoa học, một phát minh độc đáo trong giây phút loé sáng của tác giả Văn Thơ lâu nay tưởng như bị bở quên bỗng chốc lại bừng sáng nhờ vào đi một sự trùng hợp kỳ lạ với một ý lên tưởng đến từ nước ngoài?!.

Người ta đặt câu hỏi: Liệu sự trùng hợp đó có phải là ngẫu nhiên, tư tưởng lớn gặp nhau hay một sự vi phạm về bản quyền tác giả? Doanh nhân đã có cuộc trao đổi với ông Văn Thơ xung quanh nội dung này.

>>

   

Xuất phát từ đâu mà ông lại có ý tưởng xây dựng đề án trị thuỷ Sông Hồng và phát triển một Hà Nội hiện đại theo hai bờ sông?

Nhà tôi ở Gia Lâm, hàng ngày đi qua cầu Chương Dương tôi được chứng kiến thành phố và con sông cứ mỗi năm lại dâng nước, lụt lội thêm mà xót xa. Tôi nghĩ, nên làm một việc gì đó có ích cho thành phố, cho đất nước và tôi đã viết một bản góp ý gửi tới UBND TP.Hà Nội, tôi có gửi cả lên văn phòng Chủ tịch nước. Trong bản góp ý, tôi đã đề cập nhiều vấn đề, về quy hoạch Hà Nội, đường sắt, đường bộ, không nên phân lô bán nền trong thành phố, quản lý NK và lắp ráp xe máy như thế nào và tất nhiên cả việc trị thuỷ sông Hồng, sông Đuống phát triển TP. Sông Hồng, thành phố trung tâm của thủ đô Hà Nội.

 

Góp ý của ông đã được trả lời như thế nào?

Bản góp ý được sự ủng hộ của nhiều giới chuyên môn. Tôi đã vẽ bản đồ điều chỉnh dòng chảy sông Hồng từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì và gửi tới UBND TP. Hà Nội. Đầu giờ sáng, tôi gửi đến UBND TP tgù 9h30/ tức là chỉ sau đó 1 giờ, Phó Chủ Đỗ Hoàng Ân gọi điện cho tôi, ông đánh cao phương án của tôi và đã đến nhà tôi ngay chiều hôm đó để nói chuyện về đề án trên. Ông Ân cũng cho biết trước, tôi đã có khoảng 20 dự án và chưa có dự án nào đưa ra được phương án khả thi và hiệu quả như cách làm của tôi lúc đó là đầu tháng 6/2005. Sau đó ông Âân đã giới thiệu cho tôi nhiều người có chuyên môn trong lĩnh vực quy hoạch, thủy lợi như Giáo sư Vũ Tất Uyên (Giáo sư đầu ngành của Việt Nam về thuỷ lợi và trị thuỷ sông Hồng). Giáo sư nói, đây là ý tưởng táo bạo, Giáo sư cũng cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quan trọng liên quan, các công trình nghiên cứu về trị thuỷ sông Hồng...

 

Phó Chủ tịch Đỗ Hoàng Ân còn giới thiệu tôi với ông Nguyễn Tuấn Anh – Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi. Lúc đến làm việc, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng nói “một phương án tuyệt vời. Ngày 30/6/2005, Viện có văn bản gửi cho tôi nói rõ: ” Đề áncó gắn với vấn đề kỹ thuật điều chỉnh dòng chảy sông Hồng, làm kè đại lộ thay cho đê mới. Tính kỹ thuật nổi trội hơn các ý tưởng trước đây. Viện Khoa học Thuỷ lợi rất đồng tình…”. Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng gửi thư hoan nghênh. Có thể nói, cả các nhà chuyên môn, thành phố và Nhà nước đều đã ủng hộ sáng kiến của tôi. Sau khi hoàn tất công việc, tôi có mang toàn bộ lên sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội (QHKT) và được ông Tô Anh Tuấn ủng hộ. Ông Tuấn hỏi: “Sao bác lại nhiệt tình đến thế”?

 

Vậy sao ông lại nhiệt tình thế?

Đơn giản là tôi muốn đóng góp chút gì đó cho thành phố, cho đất nước. Được cả Chủ tịch nước hoan nghênh, tại sao tôi lại không cố gắng?

 

Hình như trước khi công bố Dự án, phía Hàn Quốc (Công ty Nam – Wonkeonseol) cũng đã định gặp ông?

Tôi đã gửi cho Sở QHKT 1 bản đề án TP Sông Hồng – TP Trung tâm của Hà Nội và 1 bản đề án “Điều chỉnh dòng chảy sông Hồng, sông Đuống đoạn qua Hà Nội. Sau đó tôi lại bổ sung tiếp bản đồ phối cảnh của đề án tới ông Hà Quốc Văn (Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng – Sở QHKT – Trưởng bộ phận chuyên trách Dự án lập quy hoạch cơ bản Sông Hồng) vì ông Văn có nói phía Hàn Quốc rất chú ý tới đề án của tôi để ông Văn chuyển cho các bạn Hàn Quốc. Tuy nhiên, không hiểu sao đến khi phía Hàn Quốc công bố, mọi người đều thấy đề án của họ rất giống của tôi. Sau đó, chính Phó Giám đốc Sở QHKT Đỗ Việt Chiến trong báo cáo gửi UBND TP. Hà Nội lại nêu: “… Chưa có điều kiện gửi đề án của tôi cho phía Hàn Quốc”. Còn về việc phía Hàn Quốc muốn gặp để trao đổi với tôi thì tôi không biết.

 

Ông đã đãng ký cho đề án của mình vào khi nào?

Tôi đã đăng ký và được cấp chứng nhận ngày 10/11/2005. Trước và sau đó cũng đã có 2 cuộc Hội thảo về đề án này, hàng chục bài báo cũng đã công bố Dự án của tôi.

 

Được biết Công ty Nam – Wonkeonseol đã gửi văn bản tới ông và nói rõ là họ không biết về đề án của ông, họ cũng nghi ngờ về tính khoa học của đề án?

Tôi không biết họ biết hay không những như đã nói trên, đề án đã được công bố rộng rãi. Công ty Nam – Wonkeonseol lập báo cáo đề án tháng 4/2006, công bố đề án tháng 11/2006, còn tôi đã làm việc này và đã được cấp chứng nhận bản quyền từ trước đó 1 năm. Đối với tính khoa học trong đề án của tôi, như đã nói, cả Viện Khoa học Thuỷ lợi, các chuyên gia và các Giáo sư chuyên ngành đã nói rồi, tôi xin phép không tự đánh giá về đề án của mình.

 

Vậy ý kiến của ông thế nào trước những ý kiến của Công ty Nam – Wonkeonseol như đã nêu trên?

Cốt lõi của đề án là trị thuỷ sông Hồng, phát triển một Hà Nội giàu đẹp và bền vững. Tôi làm cũng chỉ vì muốn góp công sức của mình cho công cuộc đó. Nếu phương án nào hay, tốt thì dừng, bất kể của ai. Còn nếu thành phố thực hiện theo phương án của tôi, thì phải chính thức công bố và bảo vệ tác quyền của đê án. Mong muốn lớn nhất của tôi chỉ là được đóng góp.

Xin cảm ơn ông và chúc ông đóng góp được nhiều cho thành phố ./.

Đặng Hào

Theo  Tạp chí Doanh nhân

 (: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

————————————————-
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. .

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *