Dạy tiếng anh thế nào cho đúng luật và mở trung tâm ngoại ngữ cần những gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, luật sư cho tôi biết để hoạt động trung tân tiếng anh cần những gì và hình thức xử phạt thế nào? Xin cảm ơn luật sư

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.

–  Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định đối với các trung tâm trực thuộc.

–  Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật quy định cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc.

Điều kiện về cơ sở vật chất:

– Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học.

– Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

– Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.

Điều kiện của giáo viên giảng dạy: 

– Giáo viên cơ hữu của trung tâm ngoại ngữ, tin học phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng cao đẳng, đại học phù hợp với chương trình được phân công giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên thỉnh giảng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng.

– Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.

– Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học viên.

– Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, giản dị, phù hợp với hoạt động sư phạm.

– Xuyên tạc nội dung giáo dục.

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể của học viên và đồng nghiệp.

– Gian lận trong tuyển sinh, thi, kiểm tra; cố ý đánh giá sai kết quả học tập của học viên; ép buộc học viên học thêm để thu tiền và mọi hành vi tiêu cực trong giáo dục.

–  Các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Hồ sơ xin thành lập trung tâm ngoại ngữ:

Được quy định tại Điều 9 , hồ sơ bao gồm

a) Tờ trình xin thành lập trung tâm;

b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:

– Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

– Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;

– Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

– Cơ sở vật chất của trung tâm;

– Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);

– Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

2. Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

a) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập.

b) Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.

Xử phạt với hành vi không thành lập trung tâm không đúng với quy định của pháp luật.

Nghị đinh 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định như sau: 

3. Phạt tiền đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục theo các mức phạt sau đây:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, trường đại học, học viện.

4. Phạt tiền đối với hành vi thành lập tổ chức thuộc cơ sở giáo dục không đúng thẩm quyền theo các mức phạt sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đại học.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp về mở trung tâm tiếng anh, gọi:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *