Đầu tư theo hình tức BOT, BTO và BT

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Để khuyến khích, thu hút đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, Chính phủ đã ban hành một Nghị định mới về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, và BT. Dưới đây là tóm lược tinh thần cơ bản của Nghị định quan trọng này.

 

Ngày 27/11/2009 Chính phủ đã ban hành về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (Hợp đồng BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (Hợp đồng BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (Hợp đồng BT) Nghị định này ra đời nhằm tạo khung pháp lý hoàn thiện cho việc hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, tạo nên các chính sách chung nhất quán nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Theo đó, Chính phủ khuyến khích thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án xây dựng và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có trong các lĩnh vực: đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, nhà máy điện, đường dây tải điện.

>> , gọi:

 

Danh mục dự án BOT, BTO và BT của ngành, địa phương sẽ được các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức lập danh mục dự án và công bố trong tháng 1 hàng năm. Trong vòng  30 ngày làm việc kể từ ngày danh mục dự án được đăng tải lần cuối,  nhà đầu tư lựa chọn và đăng ký thực hiện dự án mà mình quan tâm.

Đối với dự án trong danh mục dự án đã công bố, nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký thực hiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính. Việc chỉ định nhà đầu tư chỉ áp dụng khi: (i) chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án; (ii). Nhà đầu tư đề xuất dự án và được phê duyệt; (iii) hoặc dự án cần thực hiện để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc sử dụng công trình kết cấu hạ tầng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện dự án, Nghị định đã ràng buộc doanh nghiệp dự án phải đáp ứng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và số tiền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Về tỷ lệ vốn chủ sở hữu, nếu dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư của dự án. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau: (i). Đối với phần vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 15% của phần vốn này; (ii). Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 10% của phần vốn này.

Về số tiền bảo đảm nghĩa vụ, nếu dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án không được thấp hơn 2% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau: (i). Đối với phần vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án không thấp hơn 2% của phần vốn này; (ii). Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng dự án không thấp hơn 1% của phần vốn này.

Và điều kiện tiên quyết là dự án chỉ được triển khai sau khi Nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Cũng theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp BOT và doanh nghiệp BTO được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án của doanh nghiệp BOT, BTO và của các nhà thầu theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; doanh nghiệp BOT và doanh nghiệp BTO được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án. Doanh nghiệp BT và các nhà thầu theo quy định tại Điều 29 Nghị định này được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để xây dựng công trình BT theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp BT được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với diện tích được sử dụng để xây dựng công trình BT trong thời gian xây dựng công trình.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2010 và thay thế ngày 11/5/2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và và Hợp đồng BT.

Trân trọng!

Bộ phận doanh nghiệp – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *