Dắt thú cưng chạy theo xe máy có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Lắp thêm đèn led ở xe bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

CÂU HỎI 1:
Dắt thú cưng (chó cảnh) chạy theo xe có bị xử phạt vi phạm hành chính không? bị phạt bao nhiêu tiền? trân trọng cám ơn.
CÂU HỎI 2:
Thưa Luật sư, cho tôi hỏi tôi lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy có vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ không?

Mục lục bài viết

CÂU HỎI 1:

Dắt thú cưng (chó cảnh) chạy theo xe có bị xử phạt vi phạm hành chính không? bị phạt bao nhiêu tiền? trân trọng cám ơn.

TRẢ LỜI:

– Thú cưng, vật cưng là gì?

Vật cưng hay thú kiểng, thú cảnh, thú cưng là những loài động vật được nuôi để làm cảnh, ôm ấp, nâng niu chăm sóc của con người trái ngược với động vật dùng để lao động lấy sức kéo như (trâu,bò, lừa, ngựa, chó kéo xe) trong thể thao(chó, bò, ngựa), trong phòng thí nghiệm(chuột bạch, thỏ nhà) hay những loài vật được nuôi để lấy thịt, trứng và các sản phẩm từ chúng.

Vật phổ biến nhất được ghi nhận xuất hiện như là một niềm vui, an ủi của con người. vật cưng thường dùng để làm niềm vui cho chủ sở hữu (hoặc người giám hộ, coi sóc) giúp họ giải tỏa về cảm xúc. vật cưng có thể giúp cho đồng cho người lớn tuổi và những người không có tương tác xã hội đầy đủ với những người khác để giúp họ đỡ buồn.

– Việc dắt thú cưng chạy theo xe khi đi trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Về việc dắt thú chạy theo xe thì tại Điểm b Khoản 3 Điều 10 do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định như sau:

Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

………

3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

=> Như vậy, có nghĩa là theo quy định này thì hành vi dắt theo chó cưng khi đang điều khiển hoặc chạy xe máy thì có thể bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

CÂU HỎI 2:

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi tôi lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy có vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ không?

TRẢ LỜI:

Theo quy định tại Khoản 13 thì lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại ; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Đồng thời, căn cứ Theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 30

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

…………..

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).

==> Như vậy, có nghĩa là, việc lắp thêm đèn trợ sáng vào xe máy là hành vi pháp luật cấm. Nếu bạn lắp thêm đèn trợ sáng vào xe máy thì việc đó được coi như tự ý thay đổi đặc tính của xe sẽ bị phạt tiền từ từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

CÂU HỎI 3:

Cho tôi hỏi người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng quy định của Luật? Trân trọng cám ơn?

TRẢ LỜI:

Cơ sở pháp lý: Điều 32

Theo đó, đối với người đi bộ khi tham gia phải tuân thủ theo những quy tắc được quy định tại cụ thể như sau:

  • Người đi bộ phải đi trên hè phố, ; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
  • Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
  • Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
  • Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
  • Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *