Đánh người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư,cháu muốn hỏi là bên cạnh nhà cháu có một cô bị tâm thần và suốt ngày chửi bới gia đình nhà cháu,hôm trước còn chạy hẳn vào nhà cầm dép đánh người cháu,và có bị người nhà cháu khống chế,đè xuống đất,và có xô xát nhẹ,trong lúc đó người nhà cháu có đi gọi tổ trưởng dân phố đến,và giải quyết xong thả cô đấy ra,

Mục lục bài viết

Mọi chuyện tưởng như xong,nhưng hôm sau gia đình nhà cô đấy đưa cô đấy đi chụp chiếu và làm đơn kiện người nhà cháu.Vậy xin luật sư tư vấn giúp cháu,liệu như vậy người nhà cháu có bị liên quan đến pháp luật không ạ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hình sự của công ty Xin giấy phép.

Đánh người tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích

2.1 Bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Theo thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

2.2 Hành vi và tội và tổn hại cho sức khỏe của người khác được cấu thành như thế nào?

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 . Tội này được cấu thành bởi các mặt sau:

Mặt khách quan của tội phạm: – Hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Công cụ, phương tiện sử dụng: Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ theo luật định.

khách thể của tội phạm: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

2.3 Bồi thường thiệt hại như thế nào?

Theo như phân tích về việc người bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không như đã nêu ở trên thì đối với trường hợp này việc ngừoi nhà bạn khi mà xảy ra sự việc chạy vào nhà bạn và cầm dép đánh người bạn ,và có bị người nhà bạn khống chế, đè xuống đất, và có xô xát nhẹ, trong lúc đó người nhà bạn có đi gọi tổ trưởng dân phố đến,và giải quyết xong thả cô đấy ra, và sau này gia đình nhà cô đấy đưa cô đấy đi chụp chiếu và làm đơn kiện người nhà bạn. Trong trường hợp này bạn chưa đưa ra nội dung cụ thể là báo công an hay là đưa ra Tòa Án, còn đối với trách nhiệm hình sự thì có quy định về tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng. Cụ thể là tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, đối với hành vi của bạn nếu như vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết thì phải chịu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *