Đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới khi con dâu vi phạm pháp luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi hiện tại đã vào Đảng được 10 năm nhưng hiện tại con dâu tôi đang bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản vậy công ty luật cho tôi biết tôi có bị khai trừ ra khỏi đảng hay không hay có phải chịu trách nhiệm liên đới gì về trường hợp của con dâu mình không ? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Ủy ban Kiểm tra T.Ư vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 102 của Bộ Chính trị về xử lý .

Theo Điều 13 của quy định 102 có đặt ra trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống tội phạm đối với Đảng viên:

Điều 13. Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Thiếu trách nhiệm trong thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tội phạm và trong xử lý tin báo .

b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu thiếu trách nhiệm, không tổ chức quán triệt, tuyên truyền về công tác phòng, chống tội phạm theo chức trách, nhiệm vụ được giao; không có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc không đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống tội phạm ở địa phương, lĩnh vực, tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp phụ trách.

c) Vì thành tích mà báo cáo không đầy đủ, kịp thời về tình hình tội phạm ở địa phương, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trực tiếp phụ trách.

d) Thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội.

Đáng chú ý, văn bản hướng dẫn cụ thể một số điều về phạm vi đối tượng, nguyên tắc xử lý kỷ luật, thời hiệu kỷ luật cũng như các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật…

Cụ thể, với điểm d, khoản 1, điều 13 về vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm quy định về “thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội”, nội dung hướng dẫn nêu rõ, con của đảng viên phạm tội mà đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể cùng sống, sinh hoạt trong gia đình và trực tiếp phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên đó.

Đối với quy định không xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên đang mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện, được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra T.Ư giải thích rõ, “bệnh hiểm nghèo” là bệnh nguy hiểm đến tính mạng của người bị mắc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Văn bản cũng nêu ví dụ: đảng viên A vi phạm cách đây 4 năm, khi tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, kỷ luật thì người đó bị ốm phải điều trị nội trú ở bệnh viện, thời gian điều trị này không tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật.

Với quy định tại khoản 2, điều 5 về “Đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận không xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng”, hướng dẫn nêu rõ, đảng viên qua đời, sau đó mới bị phát hiện có vi phạm, thì không tiến hành kiểm tra. Khi đang kiểm tra hoặc xem xét xử lý kỷ luật mà đảng viên vi phạm qua đời thì chỉ kết luận, không thi hành kỷ luật.

Tuy nhiên, hướng dẫn cũng nêu rõ, trường hợp đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, khi qua đời vẫn kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật.

Cho thôi chức nếu không còn đủ uy tín

Trong hướng dẫn đối với nguyên tắc xử lý kỷ luật, văn bản của Ủy ban Kiểm tra T.Ư nêu rõ, khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, động cơ, nguyên nhân của vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và căn cứ vào thái độ tự giác, tinh thần quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, vi phạm và khắc phục hậu quả đã gây ra, chứng cứ đến đâu kết luận đến đấy, không suy diễn.

Đồng thời, phải xét hoàn cảnh lịch sử cụ thể, khách quan, toàn diện nhằm đạt mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét, quyết định cụ thể cảnh cáo hoặc cách chức một, một số hoặc tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đảng viên đó.

Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu xét thấy không còn đủ uy tín thì tố chức đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *