Đăng ký thương hiệu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ.

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

Hello luật sư minh khue ! Nhờ luat su tu van gium , hien tai ca nhan toi muon dang ky slogan de sau nay toi su dung co dc khong , toi chi dang ky truoc roi dau do dung sau , hinh thuoc dang ky nhu the nao mong luat su tu van gium toi ! Thanks cty minhkhue

Trong trường hợp này bạn có thể đăng ký nhãn hiệu. 

luật sư cho m hỏi, cty m đang làm thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm hạt điều của cty, nhưng m chưa hiểu rõ lắm cách phân loại trong danh mục hàng hoá/dịch vụ nice 10 (đối với hạt điều nhân, hạt điều tươi và dịch vụ mua bán hạt điều đã qua chế biến). vậy Xin giấy phép có thể hướng dẫn cho m được không? m cảm ơn!

Bảng phân loại Nice bao gồm:
 
– Bảng danh mục các nhóm (List of Classes) chứa các tiêu đề (Class Headings) chỉ ra những lĩnh vực mà hàng hóa/ dịch vụ được phân vào. Đi kèm với tiêu đề một nhóm là Phần giải thích (Explanatory Note) nhằm giải thích rõ hơn các tiêu chí phân loại của nhóm đó để thuận lợi cho việc phân nhóm.
 
– Bảng danh mục theo vần chữ cái (Alfabet List) dùng để tra cứu phân loại một sản phẩm/dịch vụ cụ thể theo vần Alfabet của nó. Có đến hơn 10.000 đề mục sản phẩm và hơn 1.000 đề mục dịch vụ trong Bảng tra cứu này. Tên của hàng hóa/dịch vụ nêu trong Bảng danh mục các nhóm chỉ là các tên chung liên quan đến lĩnh vực mà hàng hóa/dịch vụ được phân vào. Do đó, Bảng danh mục theo vần chữ cái được tra cứu để xác định chính xác phân loại của từng sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Để đăng ký nhãn hiệu, tốt nhất nên dùng các tên hàng hóa/dịch vụ có trong Bảng danh mục theo vần chữ cái, tránh việc sử dụng các từ không rõ ràng hoặc các thuật ngữ chung khó xác định.
 
Trong trường hợp một sản phẩm/dịch vụ không phân loại được theo cả danh mục các nhóm & Phần giải thích và cả Bảng danh mục Alfabet, thì việc phân loại sẽ thực hiện theo các Hướng dẫn chung của WIPO được nêu trong Thông báo số 5377/TB-SHTT ngày 16/07/2012 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc áp dụng Bản tiếng Việt Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ Nice- phiên bản 10.

Xin chào luật sư! Hiện nay trên các trang mạng xã hội có rất nhiều các bản nhạc chế từ các tác phẩm âm nhạc. Việc chế lời như vậy có vi phạm pháp luật SHTT không thưa luật sư, nếu có thì văn bản quy định và xử phạt như thế nào?

Hành vi chế lời bản nhạc là một hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

“7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm ikhoản 1 Điều 25 của Luật này.”

Điều 12 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

“Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Ngoài ra, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nếu thuộc một trong các điều kiện quy định tại Điều 170a Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 170a. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Công ty mình kinh doanh ăn uống, cung cấp thực phẩm sạch và một mảng liên quan đến giáo dục, trung tâm ngoại ngữ. Muốn đăng ký logo công ty. Cho mình biết cần chuẩn bị những gì? Và chi phí trọn gói là bao nhiêu tiền? Thanks!

Trong trường hợp này bạn nên đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu. Hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ sau, Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.”

Lệ phí nhà nước khi bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là 660.000 nghìn đồng. Nếu muốn sử dụng dịch vụ, bạn vui lòng liên hệ tới số  hoặc gửi đến email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn, hỗ trợ.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *