Đăng ký kịch bản ? Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn

Tác giả có thể đăng ký các kịch bản truyền hình, kịch bản truyền thanh, kịch bản biểu diễn dưới dạng các tác phẩm viết để tránh phát sinh các tranh chấp về kịnh bản đang trở nên phổ biến ở nước ta. xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Quyền sở hữu trí tuệ đối với vở kịch đã diễn

Thưa luật sư, Xin hỏi: Một vở kịch đã biểu diễn thì quyền sở hữu trí tuệ thuộc về ai ?

Trả lời:

Thứ nhất, bạn có thể có quyền tác giả đối với các vở kịch mà bạn biên soạn:

Theo điểm đ khoản 1 Điều 14 (), tác phẩm sân khấu là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Cụ thể, Điều 13 đưa ra khái niệm về tác phẩm sân khấu như sau:

“Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm kịch (kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm), xiếc, múa, múa rối và các loại hình tác phẩm sân khấu khác.”

Như vậy, nếu bạn là người sáng tạo ra vở kịch thì bạn có quyền tác giả đối với tác phẩm kịch của mình.

Thứ hai, câu lạc bộ của bạn có thể có quyền liên quan đối với các vở kịch:

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):

“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

Theo thông tin bạn cung cấp, câu lạc bộ của bạn tổ chức hàng tháng các vở kịch ở trường, do đó, các vở kịch được coi là cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam và theo điểm a khoản 1 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), các vở kịch này sẽ được bảo hộ quyền liên quan. Theo đó, các tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) là:

– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn (theo khoản Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì:

“Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.”)

Về căn cứ phát sinh quyền liên quan, khoản 2 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:

“Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.”

Ngoài ra, Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về các quyền liên quan như sau:

“1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

2. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.”

Như vậy, nếu câu lạc bộ của bạn vừa là người biểu diễn vở kịch, vừa là chủ đầu tư tổ chức biểu diễn các vở kịch đó thì câu lạc bộ của bạn sẽ có cả quyền nhân thân và quyền tài sản như căn cứ pháp luật nêu trên.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Những trường hợp được sao chép tác phẩm của người khác ?

Thưa luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào khi sử dụng, khai thác những tác phẩm điện ảnh, văn học mà không phải xin phép tác giả? Tôi có cuốn Tuyển tập bài thơ về mùa thu của Nhà thơ Mạnh Tiến được ông tặng trong một lần về thăm quê. Vậy cho tôi hỏi, nếu tôi muốn in ấn thành nhiều bản để tặng bạn bè thì có được không?

Xin cám ơn luật sư!

Người gửi: Lưu Văn Thức (Nghệ Tĩnh)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Xin giấy phép . Về câu hỏi của bạn, công ty Xin giấy phép xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: (điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 )

– Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

– Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

– Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

– Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

– Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

– Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

– Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

– Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

– Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Lưu ý:

– Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

– Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định trên không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

Căn cứ điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 , hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

– Mạo danh tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, theo quy định trên thì việc bạn muốn in ấn tập thơ đó để tặng bạn bè là không được phép. Do mục đích ở đây không phải để giảng dạy, nghiên cứu vì thế cần phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác giả.

Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm quy định:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định trên.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Ai là chủ sở hữu tác phẩm sau khi chủ sở hữu chết ?

Thưa luật sư, Bố tôi là chủ sở hữu mấy tác phẩm văn học, thời hạn bảo hộ quyền tác giả còn chưa hết thì bố tôi mất, và để lại cho tôi quyền thừa kế. Xin hỏi luật sư, liệu tôi có được thừa kế làm chủ sở hữu quyền tác giả của những tác phẩm đó của bố hay không ?

Mong luật sư tư vấn giúp cho. Xin cảm ơn.

Người gửi: Nguyễn Ngọc Minh (Hà Nội)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Xin giấy phép . Về câu hỏi của bạn, công ty Xin giấy phép xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Ai là chủ sở hữu tác phẩm sau khi chủ sở hữu chết.

Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

Điều 40. Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.

Theo đó, bạn nhận thừa kế sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả trong phạm vi điều 20, khoản 3 điều 19, cụ thể như sau:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Cách giải quyết tranh chấp quyền kịch bản

Xuất phát từ ý tưởng kịch bản cải lương Mùa chim lá rụng, nhưng chủ sở hữu vở kịch Lấy chồng xứ lạ đòi kiện tác giả và đạo diễn vở Dâu đất kháchVở Dâu đất khách (kịch bản Ngô Hồng Khanh, đạo diễn Trần Ngọc Giàu) đang được dàn dựng và dự kiến ra mắt khán giả vào ngày 1-3, tại rạp Hưng Đạo (TPHCM) thì gặp sự cố tranh chấp bản quyền. Người phát pháo cho vụ tranh chấp tác quyền kịch bản Dâu đất khách là ông bầu Phước Sang.

Dâu đất khách là phiên bản của Lấy chồng xứ lạ?

Khi biết thông tin Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông đầu tư dàn dựng kịch bản Dâu đất khách này, nghệ sĩ Phước Sang đã phản ứng bằng cách lên tiếng sẽ kiện tác giả kịch bản Dâu đất khách vì kịch bản này có nội dung giống với kịch bản Lấy chồng xứ lạ của tác giả Ngô Hồng Khanh – Đoàn Bá mà đạo diễn – NSƯT Đoàn Bá đã dàn dựng cho Sân khấu Kịch Sài Gòn trong năm 2002.

Nghệ sĩ Phước Sang nói: “Vở kịch này nói về thân phận những người phụ nữ bị ép bán sang Đài Loan làm dâu, bị hành hạ, chà đạp và Kịch Sài Gòn đã diễn trên 100 suất vào thời điểm đó. Nay, kịch bản này được đem ra dàn dựng lại và đổi tựa là Dâu đất khách nhưng chưa có ý kiến của Sân khấu Kịch Sài Gòn. Trong khi đó, tác giả Ngô Hồng Khanh và đạo diễn Đoàn Bá đã ký bán độc quyền kịch bản cho Kịch Sài Gòn với giá 7 triệu đồng”.

Giải thích về sự tranh chấp này, đạo diễn- NSƯT Trần Ngọc Giàu, cho biết: “Vụ tranh chấp này hoàn toàn sai luật. Phước Sang đã cho rằng chúng tôi vi phạm bản quyền là không chính xác. Vì trên thực tế, tác giả Ngô Hồng Khanh không ký bán độc quyền cho Phước Sang, vì giá bán kịch bản độc quyền không thể có giá 7 triệu đồng, trong khi đó Kịch Sài Gòn đã diễn mấy năm liền, lại quay video, quay phát sóng truyền hình. Phải chăng vì Phước Sang không muốn ê kíp diễn viên mới tham gia vở kịch này nên mới làm khó anh em”.

>>

Qua trao đổi với tác giả Ngô Hồng Khanh, ông cho biết: “Kịch bản Lấy chồng xứ lạ của Kịch Sài Gòn xuất thân từ kịch bản cải lương Mùa chim lá rụng do tôi sáng tác năm 2002, được đạo diễn Đoàn Bá dàn dựng cho Đoàn Cải lương Bến Tre tham dự Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp Nam Bộ năm 2002. Sau đó, đạo diễn Đoàn Bá đã chuyển thể lại toàn bộ kịch bản cải lương thành kịch nói, lấy tên Lấy chồng xứ lạ. Khi Hội đồng Phúc khảo Sở VHTT TPHCM (nay là Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch TPHCM) không đồng ý cấp phép nếu chỉ để tên tác giả Đoàn Bá, vì Phòng Quản lý sân khấu của Sở VHTT TPHCM biết đó là sáng tác của tôi.

Do vậy, Phước Sang đã tìm gặp tôi, đề nghị trả tiền bản quyền (lúc đó là 5 triệu đồng và đưa thành hai đợt), để có tên tôi đồng sáng tác vở kịch Lấy chồng xứ lạ. Tôi và anh Đoàn Bá đã gặp nhau, có lớn tiếng qua lại về vụ này, vì tôi không đồng ý việc anh sửa lại toàn bộ tuyến kịch, chỉ giữ cảnh cuối của tôi. Nhưng vì để vở diễn được ra mắt khán giả, cuối cùng tôi đã ký tên đồng ý đồng sáng tác kịch bản Lấy chồng xứ lạ. Trên thực tế, trong sự nghiệp sáng tác của tôi, chưa bao giờ tôi bán độc quyền một kịch bản với giá rẻ như vậy, đó chỉ là hợp đồng chấp thuận cho Kịch Sài Gòn chuyển thể kịch bản Mùa chim lá rụng vào thời điểm đó. Còn hiện nay Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông chính thức mua bản quyền Dâu đất khách, do chính tôi chuyển thể từ kịch bản cải lương Mùa chim lá rụng sang kịch nói. Chúng tôi không ”.

Tranh chấp chỉ để tranh chấp

Đã có không ít trường hợp những vụ tranh chấp nảy lửa giữa các tác giả khi cho rằng “ý tưởng lớn gặp nhau” như vụ kịch bản Ngôi sao lạc của tác giả Nguyễn Thu Phương và Thái Quốc cách đây không lâu. Thái Quốc đưa ra ý tưởng, Nguyễn Thu Phương chấp bút, khi đưa ra chào hàng cho Sân khấu Kịch Tao Đàn, Thái Quốc không chấp nhận kịch bản của Nguyễn Thu Phương, nhưng lại lấy y nguyên kịch bản đó sửa chữa, chào hàng tại Kịch Phú Nhuận. Vụ tranh chấp ầm ĩ này khiến bà bầu Hồng Vân ngưng dàn dựng kịch bản này và đến nay kịch bản này vẫn nằm trên giấy. Hoặc vụ tranh chấp giữa tác giả Nguyễn Phương và Nhị Kiều về hàng loạt kịch bản cải lương khi hai người đồng sáng tác cho đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga với bút danh Kiều Phương. Nay, tác giả Nguyễn Phương yêu cầu trả lại đúng công sức của ông qua một số vở mà tác giả Nhị Kiều chỉ có công viết một vài bài ca trong đó.

Qua những vụ tranh chấp kịch bản, cho thấy giới tác giả kịch bản sân khấu thường không quan tâm đến việc đăng ký xác lập tác quyền. Đến khi bị sửa tên, thay đổi hình dáng dẫn đến việc tranh chấp. Lâu nay, khi kịch bản được sáng tác, sau đó được dàn dựng tại sân khấu hoặc đài truyền hình, tên tác giả ghi trong đó mặc nhiên được công nhận. Mặc dù thực tế có nhiều khúc mắc trong đó, chỉ đến khi quyền lợi vật chất phát sinh thì việc tranh chấp tác quyền mới xảy ra. Và việc phân định quyền tác giả trong những vụ tranh chấp này quả là không dễ.

(: Biên tập)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *