Đã uống rượu bia mà còn điều khiển xe thì bị CSGT phạt bao nhiêu tiền ? Bí quyết để uống rượu bia không say ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin hỏi luật phạt tiền cả người ngồi trên xe gắn máy có uống bia rượu!? Vậy nếu tôi không uống bia rượu, nhưng chở giúp một người có uống bia rượu về nhà thì tôi có bị phạt không!? Có nghĩa chỉ một giọt thôi cũng dính đòn! Vậy là tuơng đuơng với bao nhiêu lon bia để biết còn uống hay sắm 1 cái thổi nồng độ cồn đem theo nhậu ? Xin cám ơn Luật sư !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm nồng độ cồn “lái xe khi đã uống rượu, bia” như sau:

>&gt Xem thêm: 

2.1. Mức phạt nồng độ cồn với xe máy

– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả phương tiện là xe máy điện), các loại xe tương tự như xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

– Phạt tiền 3.000.000-4.000.000 đồng với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về ma túy, nồng độ cồn; hoặc điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3-5 tháng.

2.2. Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô và các phương tiện giống ô tô

– Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.

– Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3-5 tháng.

– Phạt tiền từ 16.000.000 – 18.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ về nồng độ cồn. Và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 4-6 tháng.

2.3 Luật sư bình luận khoa học quy định trên

Để xác định mức độ vi phạm nồng độ cồn, các nhà khoa học đã tính toán được một cách tương đối giữa lượng bia rượu uống vào và nồng độ cồn trong máu đối với từng cân nặng.

Như vậy, với cùng một lượng bia rượu uống vào, những người có hình thể lớn sẽ có nồng độ cồn thấp hơn, khó bị vi phạm hơn. Và sau khi ngồi nghỉ một khoảng thời gian, những người có sức khỏe tốt cũng giải phóng được lượng cồn trong máu nhiều hơn người bình thường.

>&gt Xem thêm: 

Ta có thể ước tính: Mỗi một lượt uống được tính bằng đơn vị chuẩn là một chén rượu mạnh 40 độ hoặc một lon bia dung tích 330 ml, nồng độ 4,5%.

Tổ chức y tế Thế giới WHO, lập 1 đơn vị uống chuẩn chứa 10 gam cồn để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể người. Cụ thể, 01 đơn vị uống chuẩn tương đương:

– 1 chén rượu 40 độ dung tích 30ml hoặc;

– 1 ly rượu vang 13,5 độ dung tích 100ml hoặc;

– 1 cốc bia hơi dung tích 330ml hoặc 2/3 chai hoặc lon bia dung tích 330ml.

Mức phạt vi phạm giao thông do bia, rượu gây nên được Luật giao thông đường bộ có quy định nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở, nhằm hạn chế, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho chính bản thân người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác trên đường.

Theo đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP đưa ra các mức xử phạt hành chính về hành vi vi phạm giao thông khi uống rượu, bia được quy định như trên.

2.4. Bí quyết uống rượu bia không bị say

– Hòa tan rượu bia bằng axit từ chanh

Như bạn đã biết, rượu là Bazo. Để “ hòa tan” rượu nhanh. Trước khi uống hãy uống một cốc nước chanh ( Có thể dùng 2 đến 3 quả vắt vào nước sôi nóng ). Chanh là axit. Khi axit gặp bazo sẽ hòa tan nhau. Việc này sẽ giúp bạn uống được nhiều bia rượu hơn.

>&gt Xem thêm: 

– Bí quyết uống bia không say bằng quả chanh xanh

Khi uống bia, bạn chuẩn bị cho mình một quả chanh xanh. Dùng kim châm vào vỏ ( lưu ý châm càng nhiều càng tốt ) sau đó bỏ quả chanh vào cốc bia. Đây là bí quyết giúp tăng tửu lượng rất đáng kể.

– Nói nhiều là cách uống bia rượu không say rất tốt

Trong lúc uống bia cố gắng cười nói nhiều, tạo không khí vui vẻ..mục đích càng nói nhiều thở nhiều càng tốt. Việc này sẽ giúp cồn trong người đẩy ra ngoài qua đường “ hơi thở” được nhiều hơn. Góp phần giúp bạn đỡ cảm giác buồn nôn, lâu say hơn.

Đối với rượu, cách uống rượu không nôn hiệu quả là khi uống . Uống mỗi chén trong 1 lần, (1 hơi) tuyệt đối không uống làm nhiều hơi, nếu uống làm nhiều lần sẽ gây cảm giác như uống nhiều chén, dễ say hơn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *